Xuất khẩu là gì? Ưu, nhược điểm các hình thức xuất khẩu

5/5 - (13 bình chọn)

Xuất khẩu là gì? Mục tiêu và vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân là gì? Có rất nhiều hình thức xuất khẩu, mỗi hình thức lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ mang đến cho bạn những kiến thức trực quan nhất về các vấn đề này.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-1

1. Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là hình thức một nước bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một hay đối với cả hai quốc gia.

Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mang là hệ thống các quan hệ mua bán được pháp luật các quốc gia trên thế giới cho phép. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển.

Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến hang hóa tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hang năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia.

2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam. Nó thể hiện ở các vai trò sau:

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, cho sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia. Xuất khẩu không chỉ tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài mà còn tích lũy được một nguồn thu ngoại tệ lớn để mỗi khi cần đem ra sử dụng.

Đối với Việt Nam thì nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ 2001 đến 2010 là phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Do đó đòi hỏi Việt Nam không ngừng phải phát triển và mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, từ đó tạo nguồn vốn để thực hiện thành công chiến lược này.

Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.

Ở đây có thể nhìn nhận tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 2 cách:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Tuy nhiên đối với những nước điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra’ của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Nếu xuất khẩu không phát triển thì sự thay đổi kinh tế sẽ rất chậm chạp.

Hai là, hướng quan trọng để tổ chức sản xuất là thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, bởi thị trường đinh hướng cho sản xuất và tổ chức sản xuất. Mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ đó định hướng cho hoạt động của mình.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-2

Xuất khẩu tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các ngành khác.

Chẳng hạn, khi phát triển ngành nông sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghệ sản xuất liên quan đến nó, đồng thời tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước.

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất.

Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Đối với Việt Nam thì thong qua xuất khẩu hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả lẫn chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi ta phải tổ chức lại hoạt động lại sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Khi xuất khẩu phát triển tức là qui mô sản xuất đã được mở rộng điều đó đi đôi với việc sẽ giảm được rất nhiều chi phí mỗi khi sản lượng của nó tăng lên như chi phí cố định, chi phí vận chuyển, chi phí mua nguyên vật liệu,…Việc giảm chi phí này có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia vì nó nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình thong qua việc điều chỉnh giá bán hợp lý.

Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Do thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài, khả năng phải đáp ứng nhu cầu nội địa trước. Xuất khẩu chính là việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sẽ tranh thủ được lợi thế thời đại và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ…

Từ đó gắn thêm tình đoàn kết và hữu nghị giữa các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế.

Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập đáng kể. Đối với Việt Nam hiện nay còn rất nhiều người thất nghiệp và do dân số quá đông nên số lao động còn dư thừa nhiều, vì thế nên xuất khẩu của ta mà phát triển thuận lợi thì sẽ làm giảm đáng kể số lao động này, tạo được công việc làm thiết thực cho họ.

Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú hơn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Những người lao động nhờ có thu nhập cao mà cải thiện nâng cao được đời sống của mình.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-3

Đồng thời xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước, giúp thu hẹp dần khoảng cách thu và chi; từ đó tạo giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam giảm thâm hụt cán cân thương mại cách có thể tăng xuất khẩu cả về mặt lượng lẫn mặt chất sẽ tăng thu được ngoại tệ nhập vào trong quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Do đó sẽ làm giảm sút sự phụ thuộc của nước ta vào nước khác, từng bước nâng cao uy tín và vị thế cảu Việt Nam trên trường quốc tế.

Với những vai trò trên, chúng ta thấy xuất khẩu là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần làm giàu cho xã hội, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy nhà nước cần phải có chính sách thúc đẩy phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.

Viết luận văn quản trị kinh doanh đòi hỏi số liệu thực tế, lý thuyết cũng như kinh nghiệm viết bài luận văn tốt. Nếu bạn gặp khó khăn tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của Luận Văn Việt với kinh nghiệm gần 20 năm qua giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu

3.1. Mục tiêu của xuất khẩu

Để có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các ngành, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động của mình góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Muốn vậy hoạt động xuất khẩu phải đạt được các mục tiêu sau:

Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thủy sản, dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính,…Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 khoảng 114 tỷ USD tăng 16% bình quân mỗi năm. Trong đó nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%.

Mục tiêu xuất khẩu ở các thời điểm nhất định là khác nhau nhưng mục tiêu quan trọng, then chốt nhất của xuất khẩu là đáp ứng nhu cầu của kin h tế quốc dân. Mặt khác nhu cầu này rất đa dạng như: phụ vụ cho sựu nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, cho tiêu dùng cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Do đó việc thực hiện mục tiêu cần phải linh hoạt chính xác và đúng thời điểm.

3.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu

Xuất phát từ các mục tiêu phong phú, đa dạng trên. Để thực hiện tốt các mục tiêu đó thì hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất. Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Là điều kiện tốt cho việc thúc đẩy sản xuất, tạo ra lợi thế cho ngành sản xuất của mình.

Thứ hai nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Thứ ba, tạo ra những mặt hàng hoặc nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-4

Tham khảo: Thương mại điện tử là gì? Khái niệm và các đặc trưng cơ bản

4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Trong mua bán hàng hóa giữa các nước, các giao dịch đều được tiến hành theo những cách thức nhất định. Hiện nay trong hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia trên thế giới có sử dụng rất nhiều các loại hình xuất khẩu, tuy nhiên có các hình thức cơ bản sau:

4.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là một trong các hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Doanh nghiệp trực tiếp lý kết các hợp đồng xuất khẩu, tổ chức giao hàng, tổ chức nguồn hàng, bao bì, vận chuyển và thanh toán tiền hàng. Vậy ưu nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp là gì?

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp: Các đơn vị kinh doanh có nhiều thuận lợi do tiết kiệm được các chi phí trung gian. Hơn nữa giao dịch trực tiếp với các đơn vị nước ngoài nên doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu  của khách hàng qua đó đưa ra các giải pháp để thích ứng sản phẩm và các hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra với hình thức này doanh nghiệp có thể kiểm soát được giá cả và sản phẩm của mình ở thị thị trường nước ngoài.

Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: Vì tổ chức xuất khẩu nên doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn mới để nghiên cứu thị trường và tìm bạn hàng. Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính.

4.2. Ủy thác xuất khẩu 

Ủy thác xuất khẩu là gì? Đây là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị đơn vị ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu và hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị xuất khẩu.

Ưu điểm: Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt không cần đến để mua hàng…chi phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục.

Nhược điểm: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận ủy thác thấp, không chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng.

4.3. Gia công quốc tế

Đó là một hoạt động mà tên gọi là bên đặt hàng giao nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị  và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công để sản xuất ra một hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa từ bên gia công và trả tiền cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công.

hinh-anh-xuat-khau-la-gi-5

Khi hoạt động vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia gọi là gia công xuất khẩu. Ưu nhược điểm của hình thức gia công quốc tế như sau:

Ưu điểm: Công ty tham gia hoạt động gia công không phải bỏ vốn kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, đó là nguồn thù lao. Nước nhận gia công sẽ có nhiều thuận lợi như tranh thủ được vốn và kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho nhân dân…nhiều nước đang phát triển nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore.

Nhược điểm:  Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng lợi nhuận thu được không cao.

Với các hình thức xuất khẩu đa dạng trên, việc áp dụng hình thức nào còn tùy thuộc bản than doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn một doanh nghiệp có đủ các yếu tố về nguồn lực, khả năng tự chủ cao về tài chính, có nhiều kinh nghiệm và uy tín cho hoạt động kinh doanh…thì doanh nghiệp đó nên áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra việc áp dụng hình thức này còn phụ thuộc vào mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu nhập khẩu.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về Xuất khẩu là gì. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa cũng như các hình thức xuất khẩu phổ biến. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Nguồn:Luận Văn Việt

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan