Ngành F&B là gì? Nắm rõ vai trò và xu hướng ngành chỉ với 5 phút

4.8/5 - (12 bình chọn)

Ngành F&B là gì? Có khác gì so với ngành dịch vụ? Vai trò chủ yếu của lĩnh vực F&B là gì? Gồm những vị trí nào và sơ đồ tổ chức cũng như xu hướng phát triển của ngành trong tương lai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành F&B là gì? Nắm rõ vai trò và xu hướng ngành chỉ với 5 phút
Ngành F&B là gì? Nắm rõ vai trò và xu hướng ngành chỉ với 5 phút

1. Định nghĩa ngành F&B 

Ngành F&B là ngành gì? Ngành F&B hay còn gọi là ngành Food and Beverage. 

Đây là một loại hình dịch vụ ẩm thực cho khách hàng có nhu cầu ăn uống. Là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi nhà hàng, khách sạn hay fast food,…

Kinh doanh F&B là kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống và ẩm thực.

Chính vì vậy, doanh nghiệp F&B là doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

Ví dụ về ngành F&B

Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận F&B cũng cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,… Ở các khách sạn quy mô lớn (thường từ 3-4 sao trở lên), bộ phận F&B còn có nhiệm vụ đảm nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn của mình.

2. F&B và dịch vụ không giống nhau như bạn nghĩ

Với thắc mắc ngành F&B là ngành gì? Thì theo như định nghĩa trên đã đề cập, ngành F&B chính là ngành cung cấp dịch vụ. Nhưng trên thực tế thì hai ngành này khác nhau hoàn toàn. 

F&B và dịch vụ không giống nhau như bạn nghĩ
F&B và dịch vụ không giống nhau như bạn nghĩ

Ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan. Và bao gồm hết tất cả các ngành nghề liên quan đến khách hàng. Trong đó có đề cập đến lĩnh vực phục vụ. 

Do vậy, ngành F&B là ngành con của dịch vụ. Với nhiệm vụ là đáp ứng mọi nhu cầu ăn uống. Ngoài ra, F&B còn bao gồm cả tổ chức tiệc theo yêu cầu của thực khách tại mỗi khách sạn, nhà hàng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc viết luận văn về ngành giáo dục hoặc kinh tế, hãy tìm đến Luận Văn Việt – đơn vị cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế , giáo dục uy tín hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang lại chất lượng tốt nhất với mức giá hợp lý, đồng thời đảm bảo tuyệt đối về bảo mật thông tin của bạn. 

3. Nắm rõ 4 vai trò của bộ phận F&B

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì ngành hàng Food and Beverage đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là vị trí có ảnh hưởng đến sự phát triển về doanh số và uy tín của nhà hàng, quán ăn. 

Vậy ngành hàng F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B như thế nào?

Nắm rõ 4 vai trò của bộ phận F&B
Nắm rõ 4 vai trò của bộ phận F&B

3.1. Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng

Với lĩnh vực F&B – dịch vụ ăn uống là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình phát triển của con người. Khi các nhà hàng, khách sạn có thể giải quyết tốt được nhu cầu này thì giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực. Không những thế, nó còn là một trong những điều kiện giúp nâng cao vị thế thương hiệu. 

3.2. Đẩy doanh thu tăng cao

Nhu cầu dịch vụ của con người ngày càng tăng cao thúc đẩy nhiều hoạt động kinh doanh phát triển. 

Kinh doanh ngành F&B là gì? Là lĩnh vực cần có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc. Vì đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc tăng trưởng nguồn thu nhập. 

Chính vì thế mà mỗi đơn vị cần phải phát triển ngành hàng F&B đi đúng hướng, Hơn nữa, trở thành chiến dịch kinh doanh quan trọng, giúp nâng cao doanh thu đáng kể.

3.3. Tạo điều kiện bán “chéo”

Đối với những khách sạn, nhà hàng có hết hợp nhiều loại hình dịch vụ, việc sở hữu ngành Food and Beverage chất lượng sẽ trở thành chiến lược kinh doanh cực kỳ hiệu quả. Sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng chú ý đến những dịch vụ kinh doanh khác.

3.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Điều mà khách hàng chú ý vào ngành hàng F&B tại khách sạn là gì? Cuốn hút, làm hài lòng khách hàng và sẽ quay lại lần 2? 

Đó là giá cả, không gian và dịch vụ F&B. Đây chính là những tiêu chí mà khách hàng thường hay so sánh. 

Vì vậy, tập trung phát triển ngành Food and Beverage sẽ là cách tốt nhất giúp thương hiệu của bạn ghi sâu vào tâm trí khách hàng. Thúc đầy nâng cao độ nhận diện thương hiệu cực kỳ hiệu quả.

4. Bộ phận trực thuộc ngành F&B

Thường thì ngành Food and Beverage sẽ có mặt trong những khách sạn từ 3 – 5 sao trở lên. Đối với những dịch vụ kinh doanh nhà hàng, hay ăn uống độc đáo thì bộ phận F&B cũng chỉ xuất hiện trong những nhà hàng cấp cao mà thôi.

Bộ phận trực thuộc ngành F&B
Bộ phận trực thuộc ngành F&B

Vai trò của từng bộ phận F&B, cụ thể như sau:

  • Nhà hàng (Restaurant): Đây là khu vực chuyên phục vụ các bữa ăn 24/24. Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ những món ăn chất lượng kèm với sự phục vụ chuyên nghiệp nhất.
  • Quầy Bar (Lobby bar): Khu vực này trong những nhà hàng nhằm cung cấp đồ uống. Cũng là nơi giúp khách hàng giải trí và thư giãn. Hiện nay trong những nhà hàng hay khách sạn cao cấp sở hữu ngành dịch vụ F&B tại Việt Nam thường sẽ có bộ phận này. Giúp thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian quầy Bar.
  • Dịch vụ phòng (Room service): Trong khách sạn, dịch vụ phòng luôn luôn hoạt động 24/24 để đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Với những khách sạn 4 sao trở lên dịch vụ phòng sẽ gồm những dịch vụ VIP như ăn uống tại phòng, đặt trái cây, bánh,…
  • Yến tiệc (Banquet): Vai trò của bộ phận F&B này là cung cấp những dịch vụ liên quan đến tổ chức sự kiện. Và đây cũng là bộ phận mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp F&B.
  • Dịch vụ cao cấp (Executive Lounge): Đây là khu vực VIP trong các khách sạn 5 sao
  • Bếp (Kitchen): Bộ phận F&B này sẽ là nơi tạo ra những món ăn ngon và độc đáo trong menu của nhà hàng hay khách sạn.

5. Sơ đồ tổ chức bộ phận F&B

Cấp quản lý

  • Giám đốc bộ phận F&B 
  • Quản lý nhà hàng

Trưởng nhóm

  • Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn
  • Trưởng nhóm phục vụ 
  • Trưởng nhóm phục vụ bàn 

Nhân viên

  • Nhóm phó
  • Nhóm phó bổ quyết
  • Nhân viên trực bàn
  • Nhân viên chia đồ ăn
  • Nhân viên trực tầng 
  • Nhân viên trực sảnh
  • Nhân viên đón tiếp
  • Nhân viên pha chế rượu
  • Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn 
  • Nhân viên tiệc 
Sơ đồ tổ chức bộ phận F&B
Sơ đồ tổ chức bộ phận F&B

6. Xu hướng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam

Năm 2022, có nhiều sự biến động, chính vì thế mà xu hướng của ngành F&B tại Việt Nam cũng thay đổi nhằm hướng đến những tiêu chí sau:

6.1. Hướng đến thực phẩm lành mạnh

Trước sức ép của đại dịch COVID-19, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chú trọng vào những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm hữu cơ,… trở thành xu hướng ăn kiêng mới. 

Với những thay đổi này kích thích ngành hàng F&B chú tâm vào những giá trị to lớn, bền vững hơn. Cẩn thận trong việc tìm nguồn nguyên liệu và đóng gói sản phẩm, sẽ góp phần xây dựng thương hiệu.

Xu hướng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam 2022
Xu hướng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam

6.2. Thanh toán online đã trở thành tất yếu

Người tiêu dùng trên toàn thế giới đã áp dụng những sự phát triển về kỹ thuật số. Họ bắt đầu xây dựng thói quen sử dụng ví Online, thay vì phải sử dụng tiền mặt. 

Phương pháp thanh toán này cực kỳ tiện lợi có đến khoảng 88% người dân Châu Á đã sử dụng hình thức thanh toán này. Nhiều người từ chối những doanh nghiệp F&B nào không sử dụng hình thức thanh toán Online.

6.3. Liên kết đa nền tảng, công nghệ số

Đối với sự thay đổi của ngành hàng F&B là gì như hiện nay, thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B cần phải chuyển đổi số để phát triển và tồn tại. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ cũng hỗ trợ ngành Food and Beverage trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Ngành F&B là ngành gì cũng được nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Từ khâu mua sắm, phát triển dòng sản phẩm đến xây dựng thương hiệu.

Với những giải đáp cũng như cung cấp thêm một số thông tin về ngành F&B là gì, vai trò của ngành hàng F&B là gì, hay bộ phận của F&B và xu hướng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn thêm hiểu biết về ngành F&B là ngành gì và phát triển doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn.

4.5/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan