4 Loại Thang Đo Trong SPSS: Định Nghĩa, So Sánh Và Cách Sử Dụng 2024

1.3/5 - (274 bình chọn)

Trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích dữ liệu, Spss được xem là phần mềm được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy trong SPSS sử dụng mấy loại thang đo?

Có 4 loại thang đo trong spss đó là:

  • Thang đo định danh
  • Thang đo thứ bậc
  • Thang đo mức độ
  • Thang đo tỷ lệ

Bài dưới đây sẽ giới thiệu, phân loại chi tiết 4 loại thang đo này. 

1. Thang đo Định danh – Nominal

Thang Đo Trong Spss - Thang đo Định danh - Nominal
Các loại thang đo trong SPSS: Thang đo Định danh – Nominal

Thang đo định danh là thang đo đơn giản nhất trong 4 loại thang đo trong thống kê SPSS

Định nghĩa: Thang đo danh nghĩa là loại thang đo dựa trên sự phân loại và đặt tên cho các đối tượng. Các dữ liệu sau khi được định danh sẽ mang một ký hiệu đặt bằng số. Từ đó dễ dàng để phân loại và phân tích dữ liệu hơn.

Mô tả thang đo: Về thực chất thang đo định danh là sự phân loại và đặt tên cho các biến của dữ liệu. Và ấn định cho chúng một ký hiệu bằng số tương ứng. 

Trường hợp sử dụng: Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo định danh: 

  • Tần suất (frequency): số lần xuất hiện của từng phần tử trong một tập dữ liệu.
  • Số trội (mode): giá trị phần tử có số lần xuất hiện nhiều nhất trong tập dữ liệu.
  • Thực hiện các phép kiểm định.

Ví dụ minh hoạ: 

Một số trường hợp thường sử dụng thang đo danh nghĩa trong phân tích thống kê:

  • Giới tính
  • Nghề nghiệp
  • Tình trạng hôn nhân
  • Dân tộc
  • Địa chỉ thường trú
  • Màu sắc..

2. Thang đo Thứ bậc – Ordinal

Thang Đo Trong Spss: Thang đo Thứ bậc - Ordinal
Các loại thang đo trong SPSS: Thang đo Thứ bậc – Ordinal

Thang đo thứ bậc là một mức độ nâng cao hơn của thang đo định danh trong các thang đo trong SPSS

Định nghĩa: Thang đo thứ bậc cũng dùng các con số như thang đo định danh. Nhưng khác ở chỗ chúng được sắp xếp theo các thứ tự hơi kém. Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng không phải thang đo định danh nào cũng là thang đo thứ bậc.

Mô tả thang đo: Trong thang đo thứ bậc, quan hệ giữa các điểm đo là: A > B > C. Nghĩa là các thuộc tính của dữ liệu trong thang có vai trò tương tương nhau nhưng có sự so sánh hơn kém giữa các giá trị.

Ví dụ minh hoạ: 

  • Mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Mức độ yêu thích/ quan tâm của người tiêu dùng về sản phẩm.
  • Xếp loại học lực/ hạnh kiểm của học sinh.
  • Xếp hạng giải thưởng, cấp bậc trong các cuộc thi.

Trường hợp sử dụng: Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo danh nghĩa: 

  • Tần suất (frequency)
  • Số trội (mode)
  • Trung vị (median): giá trị thuộc tính nằm giữa trong một tập dữ liệu.
  • Tứ phân vị (quartile): giá trị phân chia dãy dữ liệu đã được sắp xếp theo thứ tự thành 4 phần, mỗi phần có số phần tử bằng nhau (hoặc gần bằng nhau).
  • Thực hiện các phép kiểm định.

3. Thang đo Mức độ – Scale

Thang Đo Trong Spss: Thang đo Mức độ – Scale
Các loại thang đo trong SPSS: Thang đo Mức độ – Scale

Thang đo mức độ hay còn gọi là thang đo khoảng. Đây là một thang đo với mức độ cao hơn, có thể tính được khoảng cách giữa các thứ bậc. 

  • Định nghĩa: Thang đo khoảng là loại thang đo định lượng chứa các thuộc tính giá trị của dữ liệu danh nghĩa. Nó được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với các khoảng cách bằng nhau. Và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó. 
  • Mô tả thang đo:  Một đặc trưng của thang đo khoảng là không có điểm gốc 0 tuyệt đối mà tại mốc giá trị 0 vẫn có ý nghĩa trong đo lường.

Trong thang đo khoảng, quan hệ giữa các điểm đo là: 

        A > B > C và A – B = B – C. 

Nghĩa là các thuộc tính của dữ liệu trong thang:

  • Có vai trò tương tương nhau. 
  • Có sự so sánh hơn kém giữa các giá trị.
  • Biết được quan hệ giữa hai khoảng bất kỳ.

Ví dụ minh hoạ: 

  • Nhiệt độ ở 100C lớn hơn 90C.
  • Khoảng cách giữa 100C và 90C bằng khoảng cách giữa 50C và 40C.

Trường hợp sử dụng: Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo khoảng: 

  • Trung vị (median)
  • Trung bình (mean): giá trị trung bình của một tập hợp các dữ liệu của biến quan sát.
  • Khoảng biến thiên (range): khoảng cách giữa giá trị quan sát nhỏ nhất đến giá trị quan sát lớn nhất.
  • Độ lệch chuẩn (std. deviation): độ phân tán của một tập các giá trị so với giá trị trung bình của chúng.
  • Thực hiện các phép kiểm định.

Nối bật và được sử dụng nhiều hơn cả trong Thang đo mức độ là Thang đo Likert. Vậy đừng bỏ lỡ thang đo Likert là gì, cách chạy SPSS thang đo Likert ngay nhé!

4. Thang đo tỷ lệ – Ratio

Thang Đo Trong Spss: Thang đo tỷ lệ - Ratio
Các loại thang đo trong SPSS: Thang đo tỷ lệ – Ratio

Định nghĩa: Thang đo tỷ lệ là loại thang đo có đầy đủ các đặc tính của thang đo khoảng cũng như 3 loại thang đo trên. Nhưng cho phép người dùng có thể lấy tỷ lệ để so sánh giá trị giữa các biến số.

Một điểm khác nữa của thang đo tỷ lệ so với thang đo khoảng đó là điểm gốc 0 trong thang đo là một trị số thật tuyệt đối.

Mô tả thang đo: 

Trong thang đo khoảng, quan hệ giữa các điểm đo là: A > B > C; A – B = B – C và A = axB. Nghĩa là các thuộc tính của dữ liệu trong thang:

  • Có vai trò tương tương nhau.
  • Có sự so sánh hơn kém giữa các giá trị.
  • Biết được quan hệ giữa hai khoảng bất kỳ.
  • Biết được quan hệ giữa hai giá trị đo bất kỳ.

Ví dụ minh hoạ: 

Một số trường hợp thường sử dụng thang đo tỷ lệ trong phân tích thống kê:

  • Tuổi
  • Mức thu nhập/chi tiêu
  • Số nhân khẩu
  • Chiều cao/cân nặng
  • Điểm trung bình của lớp

Trường hợp sử dụng: 

Một số phép toán thống kê phân tích có thể thực hiện trong thang đo tỷ lệ: 

  • Trung vị (median)
  • Trung bình (mean)
  • Khoảng biến thiên (range)
  • Độ lệch chuẩn (std. deviation)
  • Thực hiện các phép kiểm định.
  • Thực hiện tất cả các phép thống kê khác.

Nếu bạn vẫn chưa thực sự tự tin về kiến thức có hạn của mình, bạn hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu dịch vụ xử lý dữ liệu SPSS kinh nghiệm 20 năm với hơn 20+ lĩnh vực ứng dụng cùng đội ngũ chuyên gia chất lượng.

5. Sự khác biệt của 4 loại thang đo trong SPSS

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa 4 loại thang đo trong SPSS. Dưới các tiêu chí đó là miêu tả, các quan hệ, phép toán sử dụng và đưa ra ví dụ: 

Loại thang đoThang đo định danhThang đo thứ bậcThang đo mức độThang đo tỉ lệ
Miêu tả thang đoPhân loại bằng các con số hoặc phạm trùThể hiện sự hơn kém của lớp phân loại này và lớp phân loại khác– Tính được khoảng cách của hai điểm trên thang

– Điểm 0 mang giá trị quy ước

Điểm 0 có giá trị thật
Các quan hệ trên thangTương đươngTương đương hoặc lớn hơnTương đương, lớn hơn và biết được quan hệ giữa hai khoảng bất kỳTương đương, lớn hơn, biết được quan hệ giữa các khoảng và các giá trị đo
Phép toán– Tần suất

– Số trội (Mode)

– Tần suất

– Số trội (Mode)

– Trung vị, tứ phân vị

– Độ lệch chuẩn

– Trung bình, trung vị (nếu như phân bố lệch)

– Các phép thống kê khác (ngoài phép chia)

– Trung bình, trung vị (trong trường hợp phân bố lệch)

– Độ lệch chuẩn

– Tất cả các phép thống kê khác

Ví dụNghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân, …Mức độ đồng ý, hài lòng; Xếp loại học lựcCó dạng một chuỗi các chữ số chạy liên tục, có hai đầu thể hiện hai trạng thái đối lậpTuổi, thu nhập, số nhân khẩu, …

6. 3 lưu ý để lựa chọn thang đo SPSS hiệu quả

Mỗi loại thang đo trong spss sẽ có đặc điểm riêng. Phù hợp với mỗi phép toán sẽ sử dụng thang đo phù hợp. Lựa chọn đúng loại thang đo sẽ giúp quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. 

3 lưu ý để lựa chọn thang đo SPSS hiệu quả
3 lưu ý để lựa chọn thang đo SPSS hiệu quả

6.1. Tính chất của dữ liệu thu thập

Với thang đo định danh và thang đo thứ bậc, ta thu về dữ liệu dưới dạng định tính. Tuy nhiên, thang đo khoảng và tỷ lệ lại cho ra dữ liệu định lượng. 

Đôi khi, thang đo trong SPSS dạng định tính có thể áp dụng với đặc điểm về số lượng và ngược lại. 

6.2. Phép toán thống kê

Với thang đo định danh hay thứ bậc, ta sẽ tính tỷ lệ % và số trội (mode). 

Và với thang đo định lượng như thang đo khoảng và tỷ lệ. Ta sẽ áp dụng nhiều phép toán khác như:

  • Trung bình cộng
  • Phương sai
  • Độ lệch chuẩn
  • Phân tích hồi quy,…

6.3. Khả năng chuyển đổi từ dữ liệu định lượng về định tính

Trong khi nghiên cứu, bạn còn có khả năng chuyển đổi từ dữ liệu định lượng về định tính. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này không được phép thực hiện theo chiều còn lại. Bởi vì dữ liệu ở bậc thấp hơn không thể chuyển lên bậc cao hơn.

Hơn nữa các mức độ trong thang đo khoảng hoàn toàn chưa được lập theo tiêu chuẩn cụ thể nào. Mà chủ yếu chỉ dựa vào cảm tính của người trả lời. Vì thế, người đặt câu hỏi trong bảng khảo sát nên làm cho câu hỏi của mình rõ ràng và chi tiết nhất có thể.

Đối với việc sử dụng các loại thang đo trong SPSS ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới khả năng chính xác của việc phân tích dữ liệu. Bởi vậy việc hiểu rõ và sử dụng thang đo nào nên được xác định chính xác ngay từ bước đầu tiên. Từ khi bạn thiết lập câu hỏi cho bảng khảo sát. Do đó, hy vọng bài viết này phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thang đo. Từ đó giúp ích cho việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin. 

4/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan