Tất Tần Tật Cách Xử Lý Số Liệu SPSS Đơn Giản Nhất 2024

4.5/5 - (2 bình chọn)

SPSS là phần mềm quá đỗi quen thuộc đối với những ai đã từng làm nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án. Tuy vậy không phải người nào cũng hiểu rõ cách sử dụng của phần mềm ưu việt này. Dưới đây, Luận Văn Việt sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách xử lý số liệu SPSS nhanh chóng, hiệu quả nhất. Cùng tham khảo ngay nhé!

Xử lý số liệu SPSS

1. Mở phần mềm xử lý số liệu SPSS

Trước khi thực hiện cách xử lý số liệu khảo sát trên SPSS, bạn cần phải mở phần mềm. Hiện nay có 2 cách mở phổ biến được nhiều người áp dụng gồm có:

Cách 1: Mở thủ công tại màn hình Desktop

  • Bước 1: Trong màn hình chính của Desktop, bạn tìm biểu tượng của phần mềm SPSS.
  • Bước 2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng SPSS hoặc Click chuột trái > Chọn Open để mở phần mềm.
Mở SPSS bằng cách nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình Desktop.

Cách 2: Mở bằng phím Start trên bàn phím

  • Bước 1: Trên màn hình Desktop, click chuột chọn vào biểu tượng Start dưới góc trái màn hình.
  • Bước 2:  Tìm đến mục “All programs” > SPSS for Windows 
  • Bước 3: Nháy đúp chuột hoặc ấn chuột trái vào thư mục > chọn Open để mở phần mềm SPSS.
Mở SPSS bằng phím Start trên bàn phím.

Sau khi đã mở thành công phần mềm, tại giao diện của SPSS bạn sẽ nhìn thấy 4 thành phần chính sau đây:

  • Data editor (Cửa sổ hiệu chỉnh dữ liệu): Bao gồm các bảng tính (worksheet), cho phép người dùng xem và hiệu chỉnh tập dữ liệu sau khi tải lên. Dữ liệu trong Data editor được lưu dưới dạng file .sav, bao gồm 2 dạng chính:
  • Data view: Cho phép nhập và hiệu chỉnh dữ liệu thủ công bằng tay.
  • Variable view: Cho phép tạo và chỉnh sửa, định dạng các thông tin liên quan đến biến.
  • Viewer (Cửa sổ xem): Tại đây, bạn dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi và di chuyển bảng biểu, kết quả khi xử lý SPSS.
  • Database access (Truy cập dữ liệu): SPSS sử dụng trình chỉ dẫn Database Wizard thay thế cho bộ truy vấn SQL để bạn dễ dàng truy cập dữ liệu.
  • Data Transformation (Biến đổi dữ liệu): Giúp bạn điều chỉnh và biến đổi dữ liệu tùy ý để chuẩn bị tài liệu cho bước tiếp theo.

2. Nhập file số liệu cần xử lý vào phần mềm SPSS

Để xử lý số liệu SPSS, trước hết bạn cần chuẩn bị dữ liệu và nhập chúng vào trong phần mềm. Hiện có 3 cách phổ biến để nhập file số liệu cần xử lý vào phần mềm SPSS, bao gồm:

  • Cách 1: Mở tập tin dữ liệu đã được lưu bằng định dạng SPSS.
  • Cách 2: Nhập số liệu trực tiếp vào SPSS.
  • Cách 3: Nhập số liệu vào SPSS từ tập tin Excel.

2.1. Mở tập tin dữ liệu đã được lưu bằng định dạng SPSS

Trong phần mềm SPSS, tồn tại 2 kiểu định dạng dữ liệu thường gặp:

  • Dạng file dữ liệu, định dạng đuôi .sav
  • Dạng file kết quả, định dạng đuôi .spv

Mở file dữ liệu trong SPSS

  • Bước 1: Mở phần mềm SPSS. Tại giao diện phần mềm, click chọn File > Open > Data.
  • Bước 2: Chọn file có định dạng đuôi .sav mà bạn cần mở rồi nhấn Open.
Cách mở file dữ liệu trong SPSS

Mở file kết quả trong SPSS

  • Bước 1: Mở phần mềm SPSS. Click chuột chọn File > Open > Output.
  • Bước 2: Chọn file có định dạng đuôi .spv mà bạn cần xem kết quả, sau đó chọn Open để mở.
Cách mở file kết quả trong SPSS.

2.2. Nhập số liệu trực tiếp vào SPSS 

Nhập số liệu trực tiếp vào SPSS là cách làm thủ công bằng tay ở ngay trên phần mềm. Lúc này bạn sẽ thực hiện thao tác với 2 cửa sổ lệnh là Data ViewVariable View.

Cách nhập trực tiếp trên phần mềm SPSS có ưu – nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: Có thể dễ dàng chọn được các số liệu liên quan, phù hợp với nghiên cứu. 
  • Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và công sức, không thể áp dụng trong trường hợp quy mô mẫu lớn.

Các bước nhập dữ liệu trực tiếp trên phần mềm SPSS:

  • Bước 1: Mở phần mềm SPSS. Truy cập vào sheet Variable view để khai báo tên và các đặc điểm của biến.
  • Bước 2: Trong giao diện của Variable view, bạn lần lượt nhập số liệu chi tiết theo mong muốn.
  • Bước 3: Chọn File > Save As để hoàn thành.
Nhập dữ liệu trực tiếp trên phần mềm SPSS.

2.3. Nhập số liệu vào SPSS từ tập tin Excel

Ngoài việc nhập trực tiếp, để tiết kiệm thời gian đối với những quy mô dữ liệu lớn, bạn có thể áp dụng cách nhập từ các nguồn khác mà điển hình là file Excel. 

Các bước nhập số liệu vào SPSS từ tập tin Excel:

Bước 1: Mở phần mềm SPSS. Chọn File > Open > Data.

Mở Data trong phần mềm SPSS.

Bước 2: Hộp thoại Open Data hiện ra. Tìm và chọn file Excel mà bạn cần mở có dạng đuôi .sav hoặc nhấn tùy chọn Files of type với định dạng Excel (*. xls,*. xlsx,…). 

Chọn file Excel cần mở.

Bước 3: Nháy đúp chuột vào file Excel vừa mở, SPSS hiển thị bảng thông tin cần thiết. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu xử lý số liệu SPSS, bạn tick chọn vào các ô Read variable names from the first row of data, RangeWorksheet.

Hộp thoại Read Excel File.

Xử lý số liệu SPSS là thao tác phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Nếu bạn bận rộn, không có đủ số liệu thực tế hay chưa nắm vững thao tác thì có thể tham khảo ngay dịch vụ SPSS của Luận Văn Việt. Đơn vị với 18 năm kinh nghiệm cam kết hỗ trợ nhận xử lý số liệu SPSS với kết quả chính xác, đúng deadline.

3. Các bước xử lý số liệu SPSS điển hình

Phần mềm SPSS được ứng dụng rộng rãi để xử lý số liệu trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là phân tích thống kê. Dưới đây là 7 cách phân tích dữ liệu trong SPSS thường gặp nhất.

3.1. Xử lý số liệu trong Cronbach’s Alpha

Cách xử lý số liệu SPSS trong Cronbach’s Alpha được thực hiện như sau:

Bước 1: Trên thanh công cụ của SPSS, chọn Analyze > Scale > Reliability Analysis.

Thao tác mở hộp thoại Reliability Analysis.

Bước 2: Hộp thoại Reliability Analysis xuất hiện, chuyển các biến vào ô Items.

Chuyển các biến vào ô Items.

Bước 3: Nhấn chuột trái vào Statistics để mở hộp thoại Reliability Analysis: Statistics.

Mở hộp thoại Reliability Analysis: Statistics.

Bước 4: Trong mục Descriptives for lần lượt chọn Items, ScaleScale if item deleted.  Trong mục Inter-Ite, chọn Correlations.

Chọn Items, Scale và Scale if item deleted.

Bước 5: Click chuột chọn Continue > OK để hoàn thành.

Bảng kết quả Cronbach’s Alpha.
Bảng kết quả Cronbach’s Alpha 2

Các kết quả cần quan tâm sau khi áp dụng cách phân tích SPSS cho Cronbach’s Alpha: 

  • Giá trị Cronbach’s Alpha: Đây là kết quả chính mà bạn quan tâm, Alpha thường nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
  • Mức độ tin cậy: Cronbach’s Alpha thường được chấp nhận được nếu giá trị nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,9.
  • Ma trận tương quan.

3.2. Xử lý số liệu trong Tương quan Pearson

Cách xử lý số liệu bằng SPSS trong tương quan Pearson được thực hiện qua 3 bước cụ thể:

Bước 1: Trên thanh công cụ của SPSS, bạn click chuột chọn Analyze > Correlate > Bivariate.

Mở hộp thoại Bivariate Correlations.

Bước 2: Chuyển cặp biến cần kiểm tra mối tương quan vào trong vào ô Variables.

Chuyển biến vào ô Variables.

Bước 3:  Nhấn OK để kết thúc.

Kết quả chạy xử lý số liệu SPSS tương quan Pearson.

Các kết quả mà bạn cần quan tâm sau khi thực hiện chạy xử lý số liệu SPSS tương quan Pearson gồm:

  • Mối tương quan tuyến tính trên biến phụ thuộc và biến độc lập. 
  • Mức độ tin cậy là 95% hay 99%.

3.3. Xử lý số liệu trong kiểm định Anova

Để xử lý số liệu SPSS trong kiểm định Anova, bạn lần lượt thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Mở phần mềm SPSS, tại thanh công cụ chọn Analyze > Compare Means > One-way ANOVA.

Mở hộp thoại One-way ANOVA.

Bước 2: Hộp thoại One-way ANOVA hiện ra, bạn chuyển biến phụ thuộc vào ô Dependent List và biến độc lập vào ô Factor.

Chuyển biến phụ thuộc biến độc lập vào các cột bên phải.

Bước 3: Cửa sổ mới xuất hiện chọn Post Hoc > Tukey > Continue.

Hộp thoại Post Hoc.

Bước 4: Quay trở lại giao diện chính hộp thoại ANOVA, chọn Options > trong miền Statistic chọn Descriptive > Continue.

Bước 5: Chọn OK để xuất kết quả.

Kết quả chạy kiểm định ANOVA.

Các kết quả cần quan tâm sau khi chạy xử lý số liệu kiểm định Anova gồm:

  • Giá trị F (F-statistic): Giá trị F lớn thường cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
  • Giá trị p (p-value): Giá trị p đo lường mức độ đáng tin cậy của kết quả kiểm định.

3.4. Xử lý số liệu trong kiểm định phi tham số

Kiểm định phi tham số bao gồm 4 loại phổ biến:

  • Kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis.
  • Kiểm định dấu hạng Wilcoxon.
  • Kiểm định Mann-Whitney.
  • Kiểm định dấu (Sign test).

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách xỉu lý số liệu SPSS cho kiểm định phi tham số  Kruskal – Wallis:

Bước 1: Trên thanh công cụ của SPSS, chọn Analyze > Nonparametric Tests > Legacy Dialogs > K Independent Samples

Mở hộp thoại Tests for Several Independent Samples.

Bước 2: Hộp thoại Test for Several Independent Samples xuất hiện, bạn chuyển biến độc lập vào mục Grouping Variable và biến phụ thuộc vào mục Test Variable List.

Chuyển biến độc lập vào mục Grouping Variable và biến phụ thuộc vào mục Test Variable List.

Bước 3: Chọn Define Range > nhập số lượng nhóm tham gia nhiều nhất vào mục Maximum và ít nhất vào mục Minimum > chọn Continue.

Nhập giá trị Maximum và Minimum.

Bước 4: Nhấp chuột vào OK và tiến hành đọc kết quả.

Bảng kết quả chạy phân tích số liệu SPSS kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis.

Các kết quả cần quan tâm sau khi chạy kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis:

  • Giá trị Chi-squared (H-statistic).
  • Giá trị p (p-value).
  • Các nhóm khác biệt: Kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.

3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Quy trình phân tích nhân tố khám phá EFA trong phần mềm SPSS được thực hiện như sau:

Bước 1: Trên thanh công cụ của SPSS chọn Analyze > Dimension Reduction > Factor.

Trên thanh công cụ của SPSS chọn Analyze

Bước 2: Chuyển các biến ở cột bên trái sang mục Variables. 

Chuyển biến vào ô Variables.

Bước 3: Chọn Descriptives > KMO and Bartlett’s test of sphericity.

Chọn KMO and Bartlett’s test of sphericity.

Bước 4: Chọn Extraction > Principal axis factoring.

Chọn Principal axis factoring.

Bước 5: Nhấp chuột vào Rotation > Direct Oblimin.

Chọn Direct Oblimin.

Bước 6: Nhấp vào Options > Sorted by size > chọn Suppress absolute values less than, nhập giá trị 0.3 vào trong ô Suppress.

Nhập giá trị 0.3 vào trong ô Suppress.

Bước 7: Chọn Continue > OK để hiển thị kết quả.

Bảng kết quả xử lý số liệu SPSS chạy phân tích nhân tố EFA.

Các giá trị cần quan tâm sau khi chạy lệnh EFA trong SPSS:  

  • Hệ số tải nhân tố.
  • Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05).
  • Trị số Eigenvalue.
  • Hệ số KMO.
  • Phần trăm phương sai trích (> 50%)

3.6. Xử lý số liệu trong Thống kê mô tả

Cách xử lý số liệu thô SPSS trong Thống kê mô tả được tiến hành qua 4 bước sau:

Bước 1: Mở phần mềm SPSS, trên thanh công cụ chọn Analyze > Descriptive StatisticsFrequencies.

Mở hộp thoại Frequencies.

Bước 2: Chuyển các biến từ ô bên trái vào hộp thoại Variable(s) bên phải.

Chuyển các biến vào hộp thoại Variable(s).

Bước 3: Tùy chọn vào các ô Statistic –  Chart – Format.

Tùy chọn trong hộp thoại Descriptives: Options.

Bước 4: Chọn OK để kết thúc.

Bảng kết quả chạy xử lý số liệu SPSS thống kê mô tả.

Các kết quả được quan tâm sau khi chạy xử lý số liệu SPSS trong thống kê mô tả bao gồm:

  • Trung bình (Mean).
  • Trung vị (Median).
  • Yếu vị.
  • Khoảng biến thiên.
  • Phương sai.
  • Độ lệch chuẩn.
  • Biểu đồ.

3.7. Xử lý số liệu phân tích hồi quy tuyến tính/nhị phân

Cách xử lý số liệu khảo sát phân tích hồi quy tuyến tính/nhị phân trong SPSS được thực hiện qua 6 bước:

Bước 1: Trên thanh công cụ của SPSS, chọn Analyze > Regression > Linear.

Mở hộp thoại Linear Regression.

Bước 2: Chuyển các biến độc lập vào Independent và các biến phụ thuộc vào Dependent.

Chuyển các biến vào cột bên phải.

Bước 3: Nhấp chuột vào mục Statistics > tick chọn các mục > Continue.

Bước 4: Vào mục Plots> tick chọn vào HistogramNormal probability plot, kéo biến thả vào ô Y và ô X > Continue.

Bước 5: Trong mục Method > Chọn Enter hoặc Stepwise.

Bước 6: Chọn Continue > OK để hiển thị kết quả.

Bảng kết quả phân tích hồi quy 1
Bảng kết quả phân tích hồi quy 2
Bảng kết quả phân tích hồi quy 3

Các kết quả bạn cần quan tâm sau khi xử lý số liệu SPSS phân tích hồi quy tuyến tính/nhị phân gồm có:

  • Giá trị R-squared (R²).
  • Giá trị Odds Ratios (OR).
  • Thống kê mô tả: Trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,…
  • Coefficients (hệ số): Giá trị của hệ số (Beta) và giá trị p (p-value)
  • Kiểm tra giả định.

4. Đọc kết quả và báo cáo

Sau khi đã áp dụng các cạc xử lý số liệu SPSS đã được giới thiệu ở bên trên, kết quả Output sẽ được hiển thị trên màn hình tại một cửa sổ riêng biệt. Bạn tiến hành lưu kết quả bằng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Copy > Paste toàn bộ Output vào file Word.

Cách 2: Bạn thực hiện lưu kết quả qua 5 bước:

  • Bước 1: Trên thanh công cụ của phần mềm SPSS, bạn chọn File > Export.
  • Bước 2: Tại ô Objects to Export, chọn vào All visible.
  • Bước 3: Tại ô Type, chọn định dạng Word/RTF(*.doc) để xuất file.
  • Bước 4: Tại mục File name, nhấp chuột vào Browse > chọn nơi lưu file và đặt tên file.
  • Bước 5: Nhấn chuột vào OK để hoàn tất việc lưu kết quả.

Tùy theo từng loại kiểm định, phần mềm sẽ trả bảng kết quả Output khác nhau. Dựa vào bảng kết quả, bạn có thể dễ dàng đọc các chỉ số, giá trị liên quan để rút ra nhận xét, kết luận cho bài nghiên cứu.

Như vậy, Luận Văn Việt đã hướng dẫn bạn cách xử lý số liệu SPSS đơn giản, chi tiết và nhanh chóng nhất. Qua đây, hy vọng bạn sẽ nắm vững các thao tác và vận dụng thành công để có kết quả xử lý chuẩn xác nhất. Chúc bạn học tốt và thành thạo phần mềm SPSS nhé!

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan