Thang Đo Likert 7 Mức Độ: ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng

4.7/5 - (3 bình chọn)

Thang Đo Likert 7 Mức Độ là thang đo đang được sử dụng phổ biến trong các bài phỏng vấn đồng ý hay không đồng ý với điều gì và ở mức độ nào. Bên cạnh đó, thang đo Likert này còn được sử dụng nhiều để đo lường ý kiến và thái độ ở mức độ chi tiết hơn. Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu sâu hơn nhé!

Thang Đo Likert 7 Mức Độ: ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng
Thang Đo Likert 7 Mức Độ: ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng

1. Khái niệm thang đo likert 7 mức độ

Khái niệm

  • Thang đo likert 7 điểm (7 mức độ) là thang đo lường 7 mức độ hay một công cụ được các nhà nghiên cứu sử dụng trong list câu hỏi với 7 câu trả lời mức độ. 
  • Nhằm thu thập ý kiến cũng như thái độ của người trả lời dựa trên các câu hỏi và đưa ra câu trả lời dựa trên mức độ đồng ý.

Các cấp độ trong câu trả lời

  • Những câu trả lời thường là “Hoàn toàn đồng ý”, “Đồng ý”, “Hơi đồng ý”, “Trung lập”, “Hơi không đồng ý”, “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. 
  • Bên cạnh đó, những câu trả lời này cũng được mã hóa bằng số. Như: Số 1 là hoàn toàn đồng ý, số 2 là đồng ý, số 3 là hơi đồng ý, số 4 là trung lập, số 5 là hơi không đồng ý, số 6 là không đồng ý và số 7 là hoàn toàn không đồng ý.

Bên cạnh 7 điểm, Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng và xuất hiện rất nhiều trong cấc bảng khảo sátt thu thập dữ liệu. Xem ngay

Ví dụ thang đo likert 7 mức độ

Chế độ lương thưởng và hậu đãi là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc gắn bó với công ty/doanh nghiệp. Chọn một câu trả lời đúng nhất.

  • Hoàn toàn không đồng ý
  • Không đồng ý 
  • Phần nào không đồng ý
  • Trung lập
  • Đồng ý một phần
  • Đồng ý 
  • Đồng ý hoàn toàn

2. Ưu và nhược điểm của thang đo Likert 7 mức độ 

Ưu và nhược điểm của thang đo Likert 7 mức độ 
Ưu và nhược điểm của thang đo Likert 7 mức độ

2.1. Ưu điểm

Phản ánh tốt thái độ và quan điểm người trả lời

  • Mục đích chủ yếu của thang đo likert 7 điểm này là nhận được những đánh giá thực sự của người trả lời. 
  • Từ đó, có thể đo lường được thái độ cũng như ý kiến của được hỏi.

Dễ sử dụng

  • Ai cũng có thể sử dụng thang đo 7 mức độ này và đặc biệt là người đánh giá không phải điền tên, tuổi,.. trong quá trình trả lời câu hỏi. 
  • Vừa giúp tăng tính chính xác của câu trả lời và vừa có được dữ liệu phân tích khá dễ dàng.

Cung cấp nhiều dữ liệu cho việc chạy số liệu

  • Số liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện đề tài nghiên cứu của các sinh viên. 
  • Do đó, khi sử dụng thang đo likert 7 mức độ hài lòng sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện chạy thông tin thống kê cho bài nghiên cứu của mình nhanh hơn.

2.2. Nhược điểm

Không có sự khác biệt quá lớn giữa các biến thể

  • Giữa thang đo 7 likert điểm và thang đo 5 điểm, các bạn có thể thấy được rằng định lượng trong dữ liệu giữa từng biến thể không khác biệt đáng kể.

Người trả lời cần nhiều thời gian, có thể bị ảnh hưởng bởi những câu trước

  • Những phương án trả lời từ thang đo likert 7 mức độ hài lòng, người đánh giá sẽ tốn thêm thời gian xem xét. Sau đó, mới đưa ra được phản hồi mức độ hài lòng của mình.
  • Bên cạnh đó, khi có nhiều câu hỏi đặt ra sẽ khiến cho người trả lời bị mất tập trung và lựa chọn theo những câu trả lời trước đó.
  • Không có được kết quả trả lời chính xác trong cảm xúc của người đánh giá.

3. Trường hợp nên sử dụng thang đo 7 mức độ

Câu hỏi khảo sát cần câu trả lời rất xác thực

  • Thang đo likert 7 điểm rất thích hợp với những nghiên cứu khảo sát về một chủ đề hay đề tài nào đó chi tiết hơn.
  • Nắm được những câu trả lời chính xác về từng câu hỏi với thang đo 7 mức độ cảm xúc khác nhau. 
  • Giúp tăng thêm xác suất đáp ứng được thực tế khách quan của người trả lời.

Số lượng câu trả lời không nhiều 

  • Trong thang đo likert 7 điểm hài lòng, các ý kiến sẽ được chia nhỏ để nắm được cảm xúc của từng cá nhân.
  • Khi đó, người nghiên cứu có thể thu gọn được những câu trả lời thành nhóm thích hợp, ngắn gọn để phân tích nhanh chóng.

Trong quá trình sử dụng sẽ còn gặp nhiều trường hợp đặc thù cần đến tư vấn của chuyên gia trong ngành. Bạn có thẻ nhờ đến sự giúp đỡ từ dịch vụ thuê xử lý số liệu SPSS của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm 20 năm, thực thi hơn 1000 bài lớn nhỏ, chắc chắn đảm bảo kết quả tốt!

Trường hợp nên sử dụng thang đo 7 mức độ
Trường hợp nên sử dụng thang đo 7 mức độ

4. 3 bước xử lý thang đo likert 7 điểm trong spss

Hiện nay, thang đo likert 7 mức độ an toàn đã được tích hợp trong phần mềm SPSS. Nhằm hỗ trợ người dùng có được những dữ liệu thống kê và phân tích phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.

Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn 3 bước xử lý thang đo 7 likert điểm trong SPSS. Cụ thể như sau:

4.1. Bước 1: Chọn Analyze trên thanh công cụ chính của phần mềm SPSS.

  • Click chọn mục Descriptive Statistics và nhấn chọn hộp thoại Frequencies.

chọn mục Descriptive Statistics và nhấn chọn hộp thoại Frequencies.

  • Sau đó, trên màn hình xuất hiện hộp thoại Frequencies.

xuất hiện hộp thoại Frequencies

4.2. Bước 2: Thống kê các biến từ trái sang phải

  • Khi hộp thoại Frequencies xuất hiện, bạn hãy nhấp vào biến cần thống kê vào ô ở bên tay phải Variable(s).

Thống kê các biến từ trái sang phải

  • Tiếp theo, chọn mục Statistics, các bạn hãy tick vào các mục cần thống kê. Cụ thể là:
  • Ở ô Central Tendency, chọn Mean, Median và Mode.
  • Ô Dispersion thì chọn: Std. Deviation, Minimum và Maximum.
  • Sau đó, click mục Continue để tiếp tục thống kê

click mục Continue để tiếp tục thống kê

4.3. Bước 3: Nhấn OK, bảng kết quả hiện ra

Nhấn OK, bảng kết quả hiện ra

Bạn sẽ nhận được kết quả thống kê từ thang đo likert 7 mức độ quan trọng trong SPSS gồm 2 bảng. Trong đó:

kết quả thống kê từ thang đo likert 7 mức độ quan trọng trong SPSS gồm 2 bảng

  • Bảng 1 giúp phân tích các giá trị của biến: 
    • Valid – Tổng số mẫu khảo sát trả lời
    • Missing – Tổng số câu trả lời bị bỏ qua
    • Mean – Giá trị trung bình
    • Median – Số trung vị
    • Mode – Số yếu vị
    • Std. Deviation – Độ lệch chuẩn
    • Maximum – Giá trị lớn nhất
    • Minimum – Giá trị nhỏ nhất
  • Bảng 2 thể hiện những giá trị như:
    • Frequency – Tần số
    • Percent – Phần trăm
    • Valid Percent – Tỷ lệ phần trăm của các mẫu khảo sát trả lời
    • Cumulative percent – Tỷ lệ phần trăm lũy tiến

Như vậy, với những thông tin mà Luận Văn Việt cung cấp cho các bạn những thông tin về Thang Đo Likert 7 Mức Độ. Từ khái niệm, những ưu – nhược điểm, đến các bước chạy dữ liệu của thang đo likert 7 điểm trong phần mềm SPSS. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích, hỗ trợ bạn trong quá trình nghiên cứu một cách hiệu quả nhất.

5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan