Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên chạy mô hình kinh tế lượng sẽ hướng dẫn bạn cách chạy thống kê tần số trong SPSS một cách chi tiết nhất.
- Tổng hợp những kiến thức về T – Test trong SPSS
- Phân tích khác biệt trung bình và phân tích sâu One-way ANOVA
- Những lý thuyết về tương quan Pearson trong SPSS và các tiêu chí
- Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Thống kê tần số thường áp dụng cho các biến định tính. Ví dụ như: giới tính, trình độ, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…Thống kê tần số để xác định số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể trong tổng thể. . Thống kê dùng phần mềm SPSS, ngoài ra excel cũng hỗ trợ thống kê dạng này.
Để phân tích thống kê tần số, đầu tiên, bạn vào menu Analyze -> Descriptive Statistics -> Frequencies
Giả sử bạn cần thống kê mô tả cho thuộc tính nhóm Class Rank, dữ liệu nhóm gồm 4 nhóm, được mã hóa là 1 2 3 4 trong file dữ liệu. Nhóm 1 ứng với Freshman, nhóm 2 Sophomore…vv.
Đưa biến định tính cần thống kê tần suất vào ô Variable(s) (có thể đưa vào nhiều biến cùng một lúc)
Để mặc định các tùy chọn khi nhấn vào nút “Statistics”, tuy nhiên bạn muốn thực hiện kiểm định Skewness và Kurtosis thì có thể check vào ô tương ứng bên dưới.
Để mặc định các tùy chọn khi nhấn vào nút “Charts”. Nếu bạn cần vẽ biểu đồ có thể chọn loại biểu đồ cần thể hiện ở mục “Chart Type”, tuy nhiên theo kinh nghiệm của Luận văn Việt thì nên dùng Excel để vẽ biểu đồ, sẽ đẹp hơn SPSS rất nhiều.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm assignment, thuê làm luận văn thạc sĩ, viết tiểu luận thuê
Để mặc định các tùy chọn khi nhấn vào nút “Format”. Nếu bạn muốn kết quả xuất ra được sắp xếp theo thứ tự tăng dần , giảm dần …. Thì chọn vào mục bôi đỏ trong hình tương ứng.
Phân tích kết quả
Kết quả cho thấy tần số, phần trăm của từng nhóm như sau:
Bảng tần số chứa bốn cột:
Cột Frequency cho biết có bao nhiêu quan sát rơi vào danh mục đã cho.
Mẫu có tổng cộng 435 sinh viên. Trong số những sinh viên đó, 29 người không chỉ định thứ hạng trong lớp của họ.
Cột Percent cho biết tỷ lệ phần trăm của các quan sát trong danh mục đó trong số tất cả các quan sát. Cụ thể
Freshman: 147/435 = 33.8%
Sophomore: 96/435 = 22.1%
Junior: 98/435 = 22.5%
Senior: 65/435 = 14.9%
Valid Total: 406/435 = 93.3%
Missing: 29/435 = 6.7%
Cột Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của từng nhóm
Cột Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn
Freshman (Sinh viên năm nhất): 36,2% (không có hàng nào trước số này, vì vậy phần trăm tích lũy đầu tiên giống hệt với phần trăm hợp lệ đầu tiên)
Sophomore (Sinh viên năm 2): 36,2 + 23,6 = 59,8%
Junior (Sinh viên năm 3): 36,2 + 23,6 + 24,1 = 83,9%
Senior (Sinh viên năm cuối): 32,6 + 23,6 + 24,1 + 16,0 = 100%
Trong bảng này, bạn chủ yếu quan tâm đến 2 cột đầu tiên là cột: Frequency và cột Percent
Đến đây là xong phần tần số, tuy nhiên để kết quả ra được tên của các nhóm, bạn cần gán nhãn label cho nó.
Biểu đồ cột như sau:
Bài viết liên quan:
Nguồn: luanvanviet.com
Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!