Cách Sử Dụng Thang Đo Likert 5 Mức Độ Hiệu Quả Nhất 2024

4.7/5 - (4 bình chọn)

Chắc hẳn, bạn đã từng bắt gặp các bản khảo sát với các câu trả lời được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ đồng ý. Tuy nhiên, bạn lại không biết tên gọi chính xác của phương pháp đó là gì? Hoặc, không biết việc khảo sát như vậy có mục đích như thế nào. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn thang đo Likert 5 mức độ – một trong các thang đo được sử dụng phổ biến nhất của thang đo Likert. 

1. Thang đo Likert 5 mức độ là gì?

Thang đo Likert 5 mức độ, hay còn gọi là thang đo Likert được sử dụng dựa trên các câu trả lời với 05 mức độ hài lòng/đồng ý tăng dần tương ứng với từng câu hỏi. Nó được phát minh bởi nhà khoa học xã hội người Mỹ Rensis Likert vào năm 1932. 

Theo đó, thang đo Likert được sử dụng để nghiên cứu về ý kiến, hành vi và nhận thức của một nhóm đối tượng xác định về các vấn đề được đưa ra. Cụ thể, người nghiên cứu sẽ đưa ra một câu hỏi, và đi kèm theo một loạt lựa chọn được phân bổ theo mức độ đồng ý của đối tượng. 

Như vậy, dữ liệu mà người nghiên cứu thu lại được sẽ mang tính định lượng, giúp cho quá trình phân tích diễn ra dễ dàng hơn. 

thang đo Likert 5 mức độ

Các cấp độ trong câu trả lời 

Có rất nhiều cách để thể hiện thang đo Likert 5 mức độ. Nhìn chung, khi thiết kế bảng câu hỏi, mà câu trả lời có các dạng sau, thì đó chính là thang đo Likert:

  • (1) Strongly Disagree; (2) Disagree; (3) Neutral; (4) Agree; (5) Strongly Agree.
  • (1) Hoàn toàn không đồng ý/hài lòng; (2) Không đồng ý/hài lòng; (3) Trung lập/bình thường; (4) Đồng ý/hài lòng; (5) Hoàn toàn đồng ý/hài lòng. 

Ngoài 5 mức độ, thang đo likert còn được sử dụng với nhiều cấp độ trả lời khác nhau, đặc biệt là 7 mức độ. Đừng bỏ lỡ: Thang Đo Likert 7 Mức Độ: ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng cập nhật 2024!

Ví dụ về thang đo likert 5 mức độ:

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng rất nhiều trong các khảo sát, công trình nghiên cứu khoa học hoặc các luận án, luận văn dưới dạng định lượng, khảo sát ý kiến. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về thang đo Likert.

Ví dụ 1. Chế độ lương thưởng và hậu đãi là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc gắn bó với công ty/doanh nghiệp. Chọn một câu trả lời đúng nhất. (trên thang đo likert 5 mức độ quan trọng)

  1. Hoàn toàn không đồng ý
  2. Không đồng ý
  3. Trung lập
  4. Đồng ý
  5. Đồng ý hoàn toàn.

Ví dụ 2. Sinh viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi về tần suất về việc các em đã làm bài tập lớn (trên thang đo likert 5 mức độ thường xuyên)

  1. Không bao giờ
  2. Hiếm khi
  3. Thỉnh thoảng
  4. Thường xuyên
  5. Luôn luôn

2. Ưu và nhược điểm của thang đo Likert 5 mức độ 

thang đo Likert 5 mức độ

2.1. Ưu điểm

Dễ xác định câu trả lời

  • Các câu trả lời đã được người nghiên cứu chỉ ra sẵn, và người làm khảo sát chỉ việc chọn vào đáp án đúng nhất đối với bản thân họ. Do đó, điều này tạo điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu thống kê, sắp xếp các câu trả lời. 

Phù hợp cho một cuộc nghiên cứu quy mô lớn

  • Việc đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 thường xuyên rất đơn giản, dễ hiểu và mang lại hiệu suất làm việc cao. Do đó, Likert 5 mức độ rất phù hợp với các cuộc khảo sát có quy mô lớn, việc này không tiêu tốn quá nhiều công sức của người nghiên cứu, cũng như không ảnh hưởng đến thời gian của người thực hiện. 

Tốt hơn trong việc tạo ra các phân phối dữ liệu

  • Như đã đề cập ở trên, thang đo Likert 5 điểm mang lại hiệu quả trong các bài nghiên cứu mang tính định tính. Đồng thời, nó cũng dễ dàng tiếp cận được các quan điểm, thái độ của người thực hiện khảo sát dựa trên các mức độ từ 1 – 5. Chính vì vậy, thang điểm 5 sẽ tốt hơn trong việc tạo ra các phân phối dữ liệu so với các phương pháp đánh giá khác. 

2.2. Nhược điểm

Không thể đo lường tất cả thái độ, ý kiến của người trả lời

  • Bất kỳ một phương pháp nào đều mang tính tương đối. Do đó, việc đo lường dựa trên thang điểm 5 cũng sẽ không phản ánh hết được quan điểm của người thực hiện đối với khảo sát. Và thực tế đã chỉ ra rằng, trong một vài trường hợp, chúng ta cần có nhiều sự lựa chọn hơn để kết quả trở nên khách quan nhất có thể. 

Kết quả khảo sát có thể không khách quan

  • Việc đưa ra các lựa chọn phụ thuộc rất nhiều đến người thực hiện khảo sát. Có nhiều lý do khiến kết quả bị sai lệch, ví dụ như thái độ, sự hiểu biết, mức độ quan tâm,… Do đó, kết quả khảo sát có thể không khách quan và không đem lại nhiều giá trị nghiên cứu. 

3. Lý do nên sử dụng thang đo 5 mức độ điểm 

Phổ biến nhất trong tất cả các loại thang đo Likert

  • Thang đo Likert có rất nhiều mức độ, ví dụ như 4 mức độ, 7 mức độ, 10 mức độ,… tuỳ thuộc vào quy mô cũng như mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung thì thang đo Likert 5 mức độ là được sử dụng phổ biến nhất, bởi số lượng đáp án lựa chọn vừa đủ, không quá ít, cũng không quá nhiều. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nghiên cứu lẫn người thực hiện khảo sát. 

Cuộc nghiên cứu quy mô lớn

  • Như đã đề cập ở trên, thang đo Likert 5 mức độ phù hợp cho các cuộc nghiên cứu quy mô lớn bởi sự đơn giản, dễ thực hiện và không tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức. Đồng thời, phương pháp này rất dễ để tổng hợp, cũng như phân tích số liệu thu về được. 

Dễ dàng phân tích số liệu

  • Bởi vì các đáp án của thang đo tương ứng với số điểm từ 1 – 5, do đó, việc phân tích số liệu là tương đối đơn giản. Điều này không chỉ giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, thống kê số liệu, mà còn góp phần tạo nên sự thành công của cả công trình bởi mức độ chính xác của nó. 

Nếu bạn vẫn chưa thực sự tự tin về kiến thức có hạn của mình, bạn hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu dịch vụ chạy SPSS thuê kinh nghiệm 20 năm với hơn 20+ lĩnh vực ứng dụng cùng đội ngũ chuyên gia chất lượng.

4. Xử lý số liệu thang đo likert 5 điểm với 3 bước đơn giản trong spss 

4.1. Bước 1: Chọn Analyze -> Descriptive Statistics -> Descriptive 

thang đo Likert 5 mức độ
Chọn Analyze -> Descriptive Statistics -> Descriptive

4.2. Bước 2: Thống kê các biến từ trái sang phải

thang đo Likert 5 mức độ
Thống kê các biến từ trái sang phải

4.3. Bước 3: Nhấn OK, bảng kết quả hiện ra

thang đo Likert 5 mức độ
Bảng kết quả hiện ra

Theo đó:

  • Cột N: Cỡ mẫu nghiên cứu;
  • Cột Minimum: Giá trị nhỏ nhất của biến;
  • Cột Maximum: Giá trị lớn nhất của biến;
  • Cột Mean: Giá trị trung bình của biến;
  • Cột Std. Deviation: Độ lệch chuẩn của biến. 

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về thang đo Likert 5 mức độ. Đây là một trong những phương pháp phổ biến và dễ sử dụng nhất để thống kê một vấn đề, rất phù hợp với các bạn đang có ý định khảo sát thị trường. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. 

3/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan