Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng của xã hội là gì? Đặc điểm và tính chất của chúng là gì? Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng như thế nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này của Luận Văn Việt.
1. Cơ sở hạ tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái KT – XH nhất định. Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của các quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.
Mỗi một hình thái KTXH có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện thực của xã hội. Nó được hình thành một cách quan trọng quá trình sản xuất vật chất xã hội. Nó không chỉ có những quan hệ trực tiếp giữa người với người trong sản xuất vật chất mà nó còn bao gồm cả những quan hệ kinh tế, trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất của con người.
2. Đặc điểm và tính chất của cơ sở hạ tầng
2.1 Đặc điểm
CSHT của một xã hội cụ thể như kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời, trong mỗi CSHT xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: dấu vết; tàn trữ quan hệ sản xuất cũ; mầm mống; tiền đề của quan hệ sản xuất mới.
Cuộc sống của xã hội cụ thể được đặt trong trước hết bởi kiểu quan hệ sản xuất thống trị tiêu biểu cho cuộc sống ấy và những quan hệ sản xuất quá độ, hay những tàn dư cũ, mầm mống mới có vai trò nhất định giữa chúng tuy có khác nhau nhưng không tách rời nhau vừa đấu tranh với nhau, vừa liên hệ với nhau và hình thành cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
2.2 Ví dụ
Ví dụ như: Trong xã hội phong kiến ngoài quan hệ sản xuất phong kiến chiếm địa vị thống trị, nó còn có quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội chiếm hữu nô lệ, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chính 3 yếu tố đó cấu thành nên cơ sở hạ tầng phong kiến.
2.3 Tính chất
Đặc trưng cho tính chất của một CSHT là do quan hệ sản xuất thống trị quy định. QHSX thống trị quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội. Quy định tính chất cơ bản của toàn bộ CSHT xã hội đương thời mặc dù quan hệ tàn dư. Mầm mống có vị trí không đáng kể trong xã hội có nền KTXH phát triển đã trưởng thành. Nó có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của xã hội => Đang nằm trong giai đoạn mang tính chất quá độ.
Cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội. Nó dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tính chất đối kháng của CSHT được bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại không thể điều hoà được trong CSHT đó. Do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người trong xã hội.
Cơ sở hạ tầng là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp. Nó là quan hệ vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. Nó hình thành trong quá trình sản xuất vật chất, trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về nguồn nhân lực, kinh tế. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế , nguồn nhân lực của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!
3. Khái niệm kiến trúc thượng tầng xã hội
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo,... Với những thể chế tương ứng: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể… Hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội, biểu hiện tập trung đời sống tinh thần của xã hội. Nó là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế -xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái KT-XH.
4. Đặc điểm và tính chất của kiến trúc thượng tầng
4.1 Đặc điểm
Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều ra đời và có vai trò nhất định. Nhất là trong việc tạo nên bộ mặt tinh thần, tư tưởng của xã phát triển trên một CSHT nhất định. Nó là phản ánh cơ sở hạ tầng.
Song không phải tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều liên quan như nhau với cơ sở hạ tầng của nó. Mà trong xã hội có giai cấp, tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền cùng những tổ chức tương ứng như chính đảng, nhà nước là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và là thành phần chính của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị, xã hội ấy.
4.2 Tính chất
Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp mang tính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng biểu hiện ở sự đối địch. Về quan điểm, tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng của xã hội có tính chất đối kháng giai cấp là nhà nước. Đây là công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho xã hội về mặt pháp lý – chính trị.
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS. Những tàn dư tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng XHCN với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến CNCS, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.
Trong quá trình hoàn thành bài luận văn của mình, nếu có bất cứ khó khăn nào đừng ngần ngại liện hệ với chúng tôi qua hotline 0915686999 để nhận được dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn Việt. Rất mong có thể cùng đồng hành cùng các bạn.
5. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội
Theo như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhà nước và pháp luật quyết định quan hệ kinh tế. Ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội. Theo chủ nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức tư tưởng. Chính trị không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội.
Nhưng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau“. Trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng. Nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của CSHT đóng vai trò với kiến trúc thượng tầng. KTTT phải phù hợp với tính chất trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng hay cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng ấy.
Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Nó diễn ra theo hai hướng:
- Thứ nhất: Sự phát triển hoặc giảm đi về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất.
- Thứ hai: Sự tăng hay giảm về lượng không làm cho chất thay đổi ngay. Nó thay đổi dần dần từng phần từng bước.
5.1 Quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giới hạn nào đó gọi là điểm nút. Nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi về kiến trúc thượng tầng. Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến một hay nhiều bộ phận. Nó là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị và hình thái kinh tế chính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này. Trong giai đoạn hình thái kinh tế chính trị đó chiếm giữ thì CSHT và KTTT có sự dung hoà với nhau hay đạt được giới hạn độ.
Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng với nhau. Theo cách thức bắt đầu sự thay đổi tuần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần). Tại đây kiến trúc thượng tầng chưa có sự thay đổi.
CSHT mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫn đến quá trình đào thải. Mác nói: ”Nếu không có phủ định những hình thức tồn tại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào”. Chính vì cơ sở hạ tầng cũ được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm. Những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo đi trên những nấc thang mới. Chính vì thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luôn luôn thay đổi. Mục đích để đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng.
5.2 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng xã hội
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng, và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng
CSHT là những quan hệ vật chất khách quan quy định mọi quan hệ khác: Về chính trị; Tinh thần; Tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Nói cách khác cơ sở hạ tầng đã sinh ra kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất định. Không có kiến trúc thượng tầng chung cho mọi xã hội.
Vai trò quyết định của CSHT đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản trong CSHT. Nó dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Mác viết “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.
b. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng về tính chất, nội dung và kết cấu
Tính chất của kiến trúc thượng tầng đối kháng hay không đối kháng. Nội dung của kiến trúc thượng tầng nghèo nàn hay đa dạng, phong phú. Hình thức của kiến trúc thượng tầng gọn nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định.
Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi CSHT này thay thế CSHT khác. Nghĩa là, khi cách mạng xã hội đưa đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ. Sau đó thay thế CSHT mới thì sự thống trị cũ bị xoá bỏ và thay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới. Qua đó mà chính trị của giai cấp thay đổi. Bộ máy nhà nước mới thành lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã hội cũng biến đổi.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra do kết quả của cuộc đấu tranh gay go phức tạp giữa các giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng lực lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến lượt nó lại làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi.
c. Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng dần chậm chạp.
Không phải cứ cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay. Nó có bộ phận thay đổi dần dần chậm chạp. Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Những tàn dư của cái cũ còn tồn tại rất lâu. Mặt khác, những hình thức không cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp mới giữ lại. Sau đó cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển mới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy cơ sở hạ tầng có quyết định to lớn đối với kiến trúc thượng tầng. Do đó trong cách mạng xã hội chủ nghĩa việc xây dựng cơ sở chủ nghĩa có tác dụng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của xã hội. Phải xem xét cải tạo từ cơ sở hạ tầng xã hội. Tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Nhất là trong quá trình chuyển từ một hình thái Kinh tế – xã hội khác.
Những quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là kiến trúc thượng tầng, cũng không hoàn toàn thụ động. Nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Tham khảo: Xuất khẩu là gì? Ưu, nhược điểm các hình thức xuất khẩu
5.3 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
Trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng biểu hiện tập trung đời sống tinh thần xã hội. Do đó có vai trò tác động to lớn trở lại với cơ sở hạ tầng.
a. Trở thành bộ phận cấu thành kinh tế xã hội
Là một bộ phận cấu thành hình thành kinh tế xã hội. Nó được sinh ra và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Sự tác động tích cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là luôn luôn bảo vệ duy trì, củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã lỗi thời lạc hậu.
Kiến trúc thượng tầng tìm mọi biện pháp để xoá bỏ những tàn dư của CSHT và KTTT cũ. Ngăn chặn những mầm mống tự phát của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mới nảy sinh trong xã hội ấy. Thực chất trong xã hội có giai cấp đối kháng. Kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế. Nếu giai cấp thống trị không xác lập được sự thống trị về chính trị và tưởng, cơ sở kinh tế của nó không thể đứng vững được. Vì vậy, KTTT đã trở thành công cụ, phương tiện để duy trì. Nhằm bảo vệ địa vị thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị xã hội.
b. Vai trò quan trọng của nhà nước đối với kiến trúc thượng tầng
Trong các yếu tố cấu thành nên kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng vì, nó là một lượng vật chất tập trung sức mạnh kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị . Nhà nước dựa trên những hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội. Sử dụng bạo lực, bao gồm các yếu tố vật chất: quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù… Nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Ngoài ra còn củng cố địa vị của quan hệ sản xuất thống trị.
Trong xã hội giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giành chính quyền về tay mình. Đây cũng chính là tạo cho mình sức mạnh kinh tế. Sử dụng quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên toàn xã hội. Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường. Nhà nước được tăng cường tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn.
c. Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Dưới sự tác động qua lại biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật của kinh tế và chính trị. Ở đây, nhà nước là phương tiện vật chất, có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế là mục đích của chính trị. Điều này được chứng minh qua sự ra đời và sự tồn tại của nhà nước khác nhau.
Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng cũng đã tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau. Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng không những chỉ có tác động lẫn nhau. Những sự tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp luật và thể chế tương ứng. Chỉ qua đó chúng mới phát huy được hết hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, và đối với toàn xã hội.
d. Sự tác động cùng chiều của kiến trúc thượng tầng với quy luật vận động cơ sở hạn tầng
Sự tác động của KTHT đối với CSHT nó tác động cùng chiều với quy luật vận động của cơ sở hạ tầng. Trái lại, khi nó tác động ngược chiều nó sẽ cản trở sự phát triển của CSHT.
Hiệu quả tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Phụ thuộc vào năng động chủ quan trong nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế – xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người. Kiến trúc thượng tầng có vai trò rất to lớn. Nó định hướng hoạt động thực tiễn đưa lại phương án phát triển tối ưu cho kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nếu nhấn mạnh, tuyệt đối hoá. Phủ nhận tính tất yếu kinh tế của xã hội, sẽ phạm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan dưới những hình thức khác nhau.
5.4 Kết luận
Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với nhau. Khi xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng. Nó tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng, không được tuyệt đối hoá hoặc hạ thấp yếu tố nào.
Trung thành với lý luận Mác – Lênin và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Đảng chủ trương tập chung đổi mới kinh tế, đáp ứng nhu cầu cấp bách của nhân dân về đời sống. Việc làm và các nhu cầu xã hội khác coi đó là nhiệm vụ quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trên lĩnh vực chính trị.
Bài viết đã chia sẻ nhiều kiến thức về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Cho mình hỏi là “Mọi sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng đều do sự thay đổi của cơ sở hạ tầng gây ra.” có đúng không ạ