Tổng quan về khái niệm dự án và quản lý dự án là gì

5/5 - (5 bình chọn)

Trong bài viết này, Luận Văn Việt  xin chia sẻ đến bạn tổng quan về dự án và quản lý dự án bao gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm, các tiêu chuẩn đánh giá và các chức năng.

Tong-quan-ve-du-an-va-quan-tri-du-an

1. Khái niệm, đặc điểm của dự án

1.1. Dự án là gì?

Dự án là gì ? Là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách.

1.2. Đặc điểm của dự án

Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường người ta cố gắng lượng hoá mục tiêu thành ra các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả cuối cùng mà kết quả đó không phải là kết quả của một tiến trình thì kết quả đó không được gọi là dự án. 

Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định (thường < 3 năm), nghĩa là phải có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Dự án được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm thời, được tạo dựng lên trong một thời hạn nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó tổ chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới.Nghĩa là mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động. Chu kỳ hoạt động của dự án gồm nhiều giai đoạn khác nhau:

– Khởi đầu dự án

– Triển khai dự án

– Kết thúc dự án Giai đoạn khởi đầu (Initiation phase)

– Khái niệm (Conception):

– Định nghĩa dự án là gì ? (Definition) 

– Thiết kế (Design) 

– Thẩm định (Appraisal)

– Lựa chọn (Selection) 

– Bắt đầu triển khai Triển khai (Implementation phase) 

– Hoạch định (Planning)

– Lập tiến độ (Scheduling)

– Tổ chức công việc (Organizing)+ Giám sát (Monitoring)

– Kiểm soát (Controlling)

– Kết thúc (Termination phase)

– Chuyển giao (Handover)

– Đánh giá (Evaluation) 

Chu kỳ hoạt động dự án xảy ra theo tiến trình chậm – nhanh – chậm 

Nỗ lực thực hiện dự án trong các giai đoạn cũng khác nhau 

Có những dự án không tồn tại qua giai đoạn khái niệm và định nghĩa. Có những dự án khi gần kết thúc sẽ chuyển sang dự án mới nên nỗ lực của dự án ở giai đoạn cuối sẽ không bằng không. 

Chi phí của dự án (Cost of project) 

Ở giai đoạn khởi đầu —> chi phí thấp

Ở giai đoạn triển khai —> chi phí tăng

Càng về sau thì chi phí càng tăng

+ Việc rút ngắn tiến độ làm chi phí tăng lên rất nhiều.

+ Theo thời gian tính chất bất định của chi phí sẽ tăng dần lên 

Mỗi dự án đều sử dụng nguồn lực và nguồn lực này bị hạn chế. Nguồn lực gồm: nhân lực, nguyên vật liệu, ngân sách. Thế giới của dự án là thế giới của các mâu thuẫn. Bất kỳ một dự án nào cũng tồn tại trong một thế giới đầy mâu thuẫn (The World of Conflicts) Mâu thuẫn ở đâu ra?

Giữa các bộ phận trong dự án  

Giữa các dự án trong tổ chức mẹ

Giữa dự án và khách hàng 

Mỗi dự án đều mang tính độc đáo (Unique) đối với mục tiêu và việc phương thức thực hiện dự án. Không có sự lặp lại hoàn toàn giữa các dự án.

Phân biệt giữa chương trình, dự án và nhiệm vụ

Chương trình (Program) là một kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều dự án.

Đôi khi về mặt thuật ngữ, chương trình được dùng đồng nghĩa với dự án. 

Dự án (Project) là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách. 

Nhiệm vụ (Task) là nỗ lực ngắn hạn trong vài tuần hoặc vài tháng được thực hiện bởi một tổ chức nào đó, đồng thời tổ chức này có thể kết hợp với các nhiệm vụ khác để thực hiện dự án.

1.3. Các loại dự án

– Dự án hợp đồng (Contractual project)

  • Sản xuất sản phẩm
  • Dịch vụ. 

– Dự án nghiên cứu và phát triển (R & D Project)

– Dự án xây dựng (Contruction Project) 

– Dự án hệ thống thông tin (Information System Project)

– Dự án đào tạo và quản lý (Management & Trainning Project)

– Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project)

– Dự án viện trợ phát triển / phúc lợi công cộng (Public / Welfare / Development Project)

Tham khảo: Tham khảo 50+ Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế ấn tượng 2020

2. Giới thiệu về quản lý dự án

2.1. Khái niệm

Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định.

2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án

Một dự án thành công có các đặc điểm sau : 

– Hoàn thành trong thời hạn quy định (Within Time)

– Hoàn thành trong chi phí cho phép (Within Cost)

– Đạt được thành quả mong muốn. 

(Design Performance)

– Sử dụng nguồn lực được giao một cách : 

+ Hiệu quả (Effective) 

+ Hữu hiệu (Efficiency)

2.3. Những trở lực trong quản lý dự án

– Độ phức tạp của dự án 

– Yêu cầu đặc biệt của khách hàng 

– Cấu trúc lại tổ chức

– Rủi ro trong dự án

– Thay đổi công nghệ

– Kế hoạch và giá cả cố định

2.4. Các chức năng quản lý dự án

Chức năng hoạch định   

—> Xác định cái gì cần phải làm ? 

– Xác định mục tiêu

– Định phương hướng chiến lược

– Hình thành công cụ để đạt đến mục tiêu trong giới hạn về nguồn lực và phải phù hợp với môi trường hoạt động.

Chức năng tổ chức 

—> Quyết định công việc được tiến hành như thế nào ?

—> Là cách thức huy động và sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện kế hoạch 

– Làm việc gì ? 

– Ai làm ?

– Phối hợp công việc ra sao ?

-Ai báo cáo cho ai ? 

– Chỗ nào cần ra quyết định ? (Cụ thể hóa ra sơ đồ tổ chức) 

Chức năng lãnh đạo 

– Động viên, hướng dẫn phối hợp nhân viên. 

– Chọn lựa một kênh thông tin hiệu quả.

– Xử lý các mâu thuẫn trong tổ chức. 

—> Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Chức năng kiểm soát 

Nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện  theo kế hoạch và hướng đến mục tiêu. Kiểm soát = Giám sát + So sánh + Sửa sai.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về dự án là gì và quản lý dự án. Hi vọng rằng bài viết có thể mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

3.8/5 (4 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan