Current ratio là gì? Cách tính và tác động của Current ratio

5/5 - (7 bình chọn)

Đã từ lâu, người ta hay đánh giá và nhìn nhận vào mức độ thành công, tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua những sản phẩm doanh nghiệp có, lợi nhuận hàng kỳ mà doanh nghiệp thu được, còn current ratio là gì thì ít ai biết đến. Bài viết bên dưới là những kiến thức về current ratio mà Luận Văn Việt gửi đến bạn. Cùng tìm hiểu nhé.

hinh-anh-current-ratio-la-gi-1

1. Khái niệm current ratio là gì?

Current ratio là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỉ lệ này cho biết doanh nghiệp đó có bao nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.

Hệ số Current ratio càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng được tin tưởng và ngược lại, tỉ lệ càng thấp có nghĩa là khả năng doanh nghiệp thanh toán càng khó được tin tưởng.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông thường được chấp nhận là xấp xỉ 2,0.

Các tên gọi khác của current ratio trong tiếng việt

Current Ratio là gì? Chỉ số Current Ratio là một thuật ngữ có nghĩa về tỷ số thanh toán hiện hành. Chỉ số này còn có tên gọi khác đó là tỷ số thanh toán ngắn hạn, nhiều người còn gọi nó với tên gọi tỷ số thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời. 

Dù gọi bằng tên nào đi nữa thì current ratio chính là thuật ngữ để chỉ đến tỷ lệ % được tính ra để giúp doanh nghiệp có được những đánh giá chính xác về khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.

Qua chỉ số này cũng giúp cho các nhà quản lý tài chính và quản lý công ty có những hướng đi phù hợp, có những quyết định kinh doanh chính xác để đảm bảo trả hết được những khoản nợ ngắn hạn của mình.

hinh-anh-current-ratio-la-gi-2

Xem thêm: IRR là gì? Công thức tính IRR – So sánh IRR và NPV

2. Cách tính current ratio (khả năng thanh toán ngắn hạn)

Công thức tính khả năng thanh toán tức thời:

Current Ratio = Tài sản hiện tại/Các khoản phải trả hiện tại

Chỉ số thanh khoản hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán. Trong đó, các khoản phải trả bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và những khoản cần trả khác.

Tài sản hiện tại của doanh nghiệp chính là các khoản tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó như: 

  • Tài sản lưu động lưu thông (các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho đang chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền) 
  • Tài sản lưu động sản xuất (các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất).

Ví dụ doanh nghiệp X có: Tài sản ngắn hạn: 1500 USD; Nợ ngắn hạn: 1000 USD. Tỷ số thanh khoản hiện hành = 1500 / 1000 = 1.5 (lần). Điều này có nghĩa cứ 1 USD nợ ngắn hạn của doanh nghiệp X sẽ được đảm bảo bằng 1.5 USD tài sản ngắn hạn.

Hệ số current ratio càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đó không có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản hay tính lỏng.

hinh-anh-current-ratio-la-gi-3

3. Tác động của current ratio đến doanh nghiệp

Tuy nhiên, tỷ số current ratio chỉ xác định tại một thời điểm bất kỳ về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, việc “ký họa” cực nhanh này sẽ không phản ánh lên được khả năng thanh toán lâu dài của công ty đó được.

Ví dụ: Một công ty A có tỷ lệ thanh toán hiện tại rất cao. Tức là tài sản hiện hành của doanh nghiệp cao hơn nhiều so với các khoản phải trả hiện tại. Điều đó cũng có nghĩa là các khoản phải thu của công ty này có thể rất nhiều từ khách hàng cũ chưa thanh toán, hàng tồn kho, khách hàng thanh toán chậm, lạc hậu khó tiêu thụ. 

Do đó khi các nhà phân tích tỷ số current ratio, doanh nghiệp nên xem xét đến chất lượng của tài sản ngắn hạn để đảm bảo có đánh giá và phân tích chính xác đối với tài chính công ty.

Qua việc xác định chỉ số này thường xuyên, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có nhiều sự thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc xác định chu kỳ hoạt động có hiệu quả hay chưa, có gì cần thay đổi để cải tiến phát triển hay không, những rắc rối về thanh toán của công ty có quá cao hay không, nên đưa ra biện pháp gì để khắc phục,…?

Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về kế toán. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ nhận làm luận văn tốt nghiệp kế toán của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!

4. Sự kết hợp giữa khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh

Thực tế cho thấy tỷ lệ thanh toán hiện hành current ratio đôi khi không phản ánh chính xác được tài sản hiện tại của doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm hiện tại là bao nhiêu. Chính vì thế tỷ số thanh toán nhanh ra đời (Quick Ratio) để phân tích được rõ hơn khả năng thanh toán bằng tiền mặt và giá trị tài sản hiện tại của doanh nghiệp đó.

Tỷ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản về tỷ lệ khả năng thanh toán bằng tiền mặt/Tỷ số nợ ngắn hạn 

= Tỷ số tài sản ngắn hạn – Hàng hóa tồn kho – Phụ phí trả trước/Tỷ số nợ ngắn hạn.

Chỉ số Quick Ratio trong khoảng từ 0.5 – 1 là chỉ số khả quan mà mỗi doanh nghiệp đều hướng đến.

Chỉ số Quick Ratio < 0.5 thể hiện doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, có nhiều khoản nợ cần phải trả. Đó có thể là cần thu hồi vốn từ các bên liên quan, xử lý khối lượng hàng tồn kho, cần bán các tài sản khác để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cần trả.

Chỉ số Quick Ratio càng cao thể hiện doanh nghiệp cần thu hồi các khoản tiền lưu động càng lớn. Đây không phải là tín hiệu đáng mừng vì khả năng thanh toán đúng hạn của doanh nghiệp không cao.

hinh-anh-current-ratio-la-gi-4

Vậy qua bài viết này bạn đã thật sự hiểu được current ratio là gì rồi đúng không? Để có những kiến thức về quản trị và chỉ số tài chính nhằm xác định được doanh nghiệp của mình đang đứng đâu, những bài viết chia sẻ của Luận Văn Việt hy vọng sẽ giúp rất nhiều cho các bạn, những nhà quản lý tương lai.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì tróng quá trình tìm hiểu về current ratio, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com. Chúc các bạn gặt hái thật nhiều thành công trên đoạn đường phía trước!

5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Xem thêm: Current ratio là gì? Cách tính và tác động của Current ratio […]

Bài viết liên quan