Làm thế nào để tính toán nguồn vốn của doanh nghiệp, để hiểu giá trị dòng tiền đối với từng dự án cụ thể, xem liệu rằng với tình hình kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp có nên đầu tư vào dự án mới nào hay không? IRR sẽ là một công cụ để hỗ trợ điều đó. Vậy, IRR là gì? Có gì khác giữa IRR và NPV? Cùng Luận Văn Việt chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chỉ số này qua những chia sẻ bên dưới nhé.
1. Khái niệm IRR là gì?
IRR (internal rate of return) là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, là một tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng để lập ngân sách, đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh. Trường hợp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án của doanh nghiệp đó càng cao và ngược lại.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cho một khoản đầu tư là tỷ lệ phần trăm thu được trên mỗi đô la được đầu tư cho mỗi kỳ đầu tư. IRR cung cấp cho nhà đầu tư phương tiện để so sánh các khoản đầu tư thay thế dựa trên lợi nhuận của chúng.
2. Ý nghĩa của chỉ số IRR
IRR là một tỷ lệ lợi nhuận được sử dụng trong lập ngân sách vốn để đo lường và so sánh các lợi nhuận đầu tư. Trong một số trường hợp, IRR còn có thể coi là lãi suất hiệu quả đầu tư.
Chỉ số IRR được dùng để xác định tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thực tế của một dự án khi thực hiện xong khác với tỉ lệ ước tính, khi dự án có tỷ lệ IRR tương đối cao so với các dự án khác thì sẽ có khả năng tạo ra tăng trưởng cao hơn.
IRR được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án khác nhau có triển vọng theo thứ tự, từ đó giúp doanh nghiệp cân nhắc để đưa ra quyết định dễ dàng hơn trong việc nên thực hiện dự án nào.
Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất, dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên. Trong một số trường hợp, IRR còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn kinh tế ERR (economic rate of return).
IRR cũng có thể được so sánh với tỷ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán. Nếu bản thân doanh nghiệp không tìm thấy dự án nào của mình có chỉ số IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính, thì công ty đó có thể đơn giản là đầu tư tiền vào thị trường này để tìm ra lợi nhuận thay vì bắt tay vào thực hiện dự án.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài luận văn chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng,… Hãy liên hệ ngay với dịch vụ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ của Luận Văn Việt để được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ tốt nhất.
3. Công thức tính IRR
Tỷ lệ IRR được biểu hiện bằng mức lãi suất. Nếu dùng tỷ lệ IRR quy đổi về dòng tiền của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại của sự thực thi.
Trong đó:
- r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn
- r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn
- NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1
- NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2
Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về kế toán. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ nhận làm luận văn kế toán của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!
4. Ưu và nhược điểm của IRR
Dù là chỉ số nào trong tài chính kinh tế cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Về ưu và nhược điểm của IRR là gì?
Ưu điểm
- IRR không phụ thuộc vào chi phí vốn nên rất dễ tính toán, thuận lợi trong việc so sánh cơ hội đầu tư. Trong một số trường hợp, tỉ lệ IRR có khả năng sinh lời.
- Gợi ý cho việc lựa chọn lãi suất cho dự án, tỷ lệ IRR có thể cho biết tỷ lệ lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian để tính toán chỉ số này
- Khó xác định tỷ lệ IRR nếu dự án đầu tư bổ sung, NPV thay đổi nhiều
- Dễ bị bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR
Tham khảo: Tổng hợp 50 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán dễ đạt điểm cao
5. So sánh NPV và IRR
Trong trường hợp phân bổ vốn để có kế hoạch tiêu tiền hợp lý, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các phương pháp đánh giá khác để đầu tư hợp lý. Ngoài IRR, chỉ số phân tích dòng tiền thứ hai được sử dụng là NPV – Net present value.
NPV là tổng giá trị dòng tiền (C) trong từng thời kỳ (t) trong khoảng thời gian nắm giữ (T), chiết khấu theo tỷ suất yêu cầu của nhà đầu tư (r).
NPV=∑t=1TCt(1+r)t−C0
Trong đó:
- Ct = dòng tiền ròng sau thuế = (dòng tiền vào – dòng tiền ra) trong thời kỳ t
- Co = tổng giá trị khoản đầu tư ban đầu (initial investment costs)
- r = tỷ suất chiết khấu (discount rate)
- T = tổng thời gian nắm giữ (holding period)
Trong một số trường hợp không có giá trị IRR do phương trình vô nghiệm, NPV sẽ là một tỷ lệ tính toán được thay thế.
Phương trình có nhiều nghiệm: có nhiều IRR. Nếu bạn không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh, bạn cũng có thể dùng giá trị NPV, vì nó luôn chỉ cho 1 giá trị.
Chỉ số IRR chỉ dùng để đánh giá độc lập một dự án, khi so sánh hai dự án thì NPV hữu dụng hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Với những chia sẻ về IRR là gì ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về khoa học tài chính và các chỉ số xác định lợi nhuận, đầu tư trong doanh nghiệp. Luận Văn Việt rất vinh hạnh vì được đồng hành cùng bạn trên chặng đường dài vừa qua.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về IRR, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được giải đáp nhanh chóng.
Chúc các gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!
Nguồn: Luanvanviet.com
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
[…] Xem thêm: IRR là gì? Công thức tính IRR – So sánh IRR và NPV […]