ROE là gì? Những yếu tố ảnh hưởng và hạn chế của ROE

5/5 - (4 bình chọn)

Khi muốn tìm hiểu xem một doanh nghiệp có tình hình kinh doanh như thế nào, có lợi nhuận hay không, người ta hay tìm hiểu về chỉ số ROE của doanh nghiệp đó. Vậy chỉ số ROE là gì? Cách tính ROE ra sao? Đó là câu hỏi của nhiều bạn sinh viên tìm hiểu và cả các nhà đầu tư muốn biết để để cân nhắc quyết định có nên đầu tư hay không. Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

hinh-anh-roe-la-gi-1

1. Khái niệm ROE là gì?

ROE là chỉ số thể hiện lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tên tiếng anh là “Return on equity” là thước đo chính xác nhất để đo lường xem, liệu một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lãi.

Nhờ chỉ số ROE, nhà đầu tư có cơ sở tham khảo giá cổ phiếu trên thị trường khi quyết định đầu tư cho công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau. Công ty nào có chỉ số ROE càng cao, chứng tỏ công ty đó sử dụng càng hiệu quả đồng vốn để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường, nhằm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

2. Công thức tính ROE 

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earning)/Vốn chủ sở hữu bình quân (Equality)*100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận ròng dành cho những cổ phiếu thường.
  • Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ sở hữu.

Ví dụ chỉ số ROE là 400%, tức là khi bạn bỏ ra 1 đồng làm vốn, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thu được 4 đồng. Từ việc xem xét cách tính chỉ số ROE trên, kết quả ROE, nhà đầu tư, đối tác,… có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3. Ý nghĩa của chỉ số ROE 

Qua khái niệm chỉ số ROE là gì, chúng ta nhìn thấy được mức độ hiệu quả của doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn vốn, hay nói chính xác là chỉ số ROE cho biết bạn sẽ nhận được bao nhiêu lời so với số vốn ban đầu. 

Theo lý thuyết, chỉ số ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp càng có hiệu quả, thông thường những cổ phiếu có chỉ số ROE cao thì giá cũng cao hơn, được các nhà đầu tư quan tâm và ưa chuộng đầu tư.

hinh-anh-roe-la-gi-2

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE đạt tối thiểu 15% thì doanh nghiệp đó mới được xem là đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế. 

Tuy nhiên, trong thực tế để xét chỉ số ROE của doanh nghiệp, người ta thường xem chỉ số trong 3 năm liên tiếp, hạn chế xét trong 1 năm vì nó sẽ không phản ánh chính xác. 

Doanh nghiệp có chỉ số ROE >=15% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng đó là doanh nghiệp đang kinh doanh tốt và có lợi thế trên thương trường. 

>>>THAM KHẢO<<< CPI là gì? Cách tính, mối quan hệ giữa CPI và lạm phát là gì?

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE 

Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE qua mô hình Dupont:

  • Tỷ suất lợi nhuận ròng của chỉ số ROE là gì? 

Tỷ suất lợi nhuận ròng được tính = LNST/ Doanh thu

Tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ doanh thu. Khi chỉ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh, khi có thể tăng giá bán hoặc tiết giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

hinh-anh-roe-la-gi-3

  • Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản= Doanh thu/ Tổng tài sản

Vòng quay tài sản là thước đo về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp hiện nay. Khi vòng quay tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản có sẵn từ trước đây.

  • Đòn bẩy tài chính trong chỉ số ROE là gì?

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu

Khi đòn bẩy tài chính tăng, thể hiện doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ cho quá trình viết luận văn tốt nghiệp, thạc sĩ về kế toán. Xin vui lòng liên hệ với dịch vụ nhận làm luận văn kế toán của Luận Văn Việt để được hỗ trợ sớm nhất!

5. Hạn chế của chỉ số ROE 

  • Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường

Một số trường hợp chỉ số ROE không ổn định và lên xuống bất thường do không xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp. Những năm có nhiều dự án, lợi nhuận thất thường, năm thấp năm cao, hoặc năm không có lợi nhuận nào do không có dự án, có năm thua lỗ,…

Nếu doanh nghiệp để tình trạng lợi nhuận không ổn định thường xuyên diễn ra thì có thể sẽ gây bất lợi đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một số khoản thu nhập bất thường mà doanh nghiệp có cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số ROE của doanh nghiệp.

  • Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán

Chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh bởi các chính sách kế toán của doanh nghiệp, các chính sách kế toán có thể can thiệp vào chỉ số lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm hạn chế lớn nhất của chỉ số ROE.

hinh-anh-roe-la-gi-4

  • Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ làm tăng chỉ số ROE

Hạn chế của chỉ số ROE là gì? Nếu là công ty cổ phần hoặc có niêm yết cổ phiếu trên sàn, doanh nghiệp mua cổ phiếu cũng sẽ tác động đến chỉ số ROE. Khi đó sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp hiện tại và giảm vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận sau thuế không đổi, làm cho chỉ số ROE tăng lên không thực chất.

Như vậy, qua những chia sẻ mà Luận Văn Việt gửi đến ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức về chỉ số ROE là gì rồi. Mong rằng với những chia sẻ bổ ích của Luận Văn Việt ở trên, bạn đã có thể thật tự tin với kiến thức hiện tại của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về ROE, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được đội ngũ chuyên gia của Luận Văn Việt tư vấn giúp đỡ. Chúc các gặp nhiều thành công trong cuộc sống!

Nguồn: Luận Văn việt uy tín chất lượng

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan