Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng

5/5 - (4 bình chọn)

Với bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, ngoài ngoài doanh thu, doanh thu thuần, các chủ doanh nghiệp còn quan tâm đến lợi nhuận ròng. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu chi tiết những thông tin về lợi nhuận ròng bên dưới nhé.

hinh-anh-loi-nhuan-rong-la-gi-1

1. Khái niệm lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng hay lãi thuần, thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu của một doanh nghiệp và các khoản chi phí hiện tại. Đây là thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp sau khi đã hạch toán tất cả chi phí và thuế. Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp và bao gồm các chi phí hoạt động được loại trừ khỏi lợi nhuận gộp.

Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?

Tỷ suất lợi nhuận ròng (hay biên lợi nhuận ròng) cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ suất này thể hiện được doanh nghiệp đang kinh doanh có lời hay lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận ròng phụ thuộc vào những đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề kinh doanh khác nhau. Bởi vậy, người phụ trách đo đạc tài chính cho doanh nghiệp, công ty chỉ có thể dùng giá trị lợi nhuận sau thuế để so sánh công ty với tỉ số bình quân toàn ngành (so sánh cùng thời điểm) hoặc với doanh nghiệp khác.

2. Cách tính lợi nhuận ròng 

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế Thu nhập doanh nghiệp

Ta gọi:

  • X là tổng doanh thu của doanh nghiệp (Trong một khoảng thời gian nhất định).
  • Y = 10% VAT của doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT = 10%X = 0.1X.
  • Z = 30% (+-5%) các mức chi phí hoạt động doanh nghiệp phải chi = 30%X = 0.3X.
  • T là lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT.

=>Ta có: Lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT là T = X-(Y+Z)=X-(0.1X+0.3X)=0.6X.

  • M là 20% (+-2%) Thuế TNDN sau khi trừ chi phí hoạt động và chịu thuế VAT = 20%T = 0.6X*20% = 0.12X.
  • F là lợi nhuận ròng.

hinh-anh-loi-nhuan-rong-la-gi-2

Dựa vào công thức trên: 

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế TNDN

<=> F = X – (Y+Z) – T 

<=> F= X – (0.1X + 0.3X) – 0.12X (ta thay các hằng Y,Z,T theo giá trị X)

<=> F=0.48X.

Vì vậy, khi muốn tính thu nhập ròng ta chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào chi phí doanh nghiệp bỏ ra bằng bao nhiêu % tổng doanh thu mà bạn có thể thay đổi vào biểu thức để phù hợp hơn.

Tham khải ngay: Chi phí sản xuất là gì? Phân loại và ý nghĩa chi phí sản xuất

3. Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng 

Giúp doanh nghiệp xác định được tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận ròng càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang có hiệu quả kinh doanh tốt ngược lại nếu lợi nhuận ròng xoay quanh con số 0 thì doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phá sản.

Nhìn vào tỷ lệ lợi nhuận ròng, các chuyên gia phân tích tài chính có thể phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và so sánh với đối thủ trong một thời điểm xác định.

Từ công thức của lợi nhuận ròng, doanh nghiệp có thể xác định được mức thuế thu nhập doanh nghiệp đang là bao nhiêu, nếu cần thì có hành động để cân đối chi phí sản xuất và vận hành cho phù hợp

Lợi nhuận ròng cũng giúp công ty dễ dàng vay vốn ngân hàng để tái đầu tư kinh doanh hơn nếu như lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đủ lớn.

hinh-anh-loi-nhuan-rong-la-gi-3

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng 

4.1. Các yếu tố hưởng đến lợi nhuận ròng

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: 

Chi tiêu tiết kiệm, sử dụng và cân nhắc các vấn đề tài chính hợp lý, kỹ lưỡng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí rất nhiều. Nếu chủ doanh nghiệp không biết chi tiêu phù hợp, chi phí không được tối giản thì lợi nhuận ròng cũng sẽ bị khiêm tốn, tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.

  • Giá gốc sản phẩm: 

Giá gốc sản phẩm là một phần của chi phí. Cần nghiên cứu sản phẩm cũng như thị trường kỹ lưỡng để có được nguồn hàng hợp lý từ đó có giá gốc sản phẩm được tối giản nhất. Khi đó, lợi nhuận mang về cũng sẽ khả quan hơn rất nhiều.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: 

Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Nên để có lợi nhuận ròng cao, cần tìm nhiều phương pháp hợp lý để nâng cao giá bán sản phẩm và giảm chi phí.

4.2. Làm sao để tăng lợi nhuận ròng?

hinh-anh-loi-nhuan-rong-la-gi-4

  • Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực nhân viên, chất lượng công việc,…và giá trị này có thể quy đổi thành tiền.
  • Gia tăng giá trị bằng cách tăng thời gian làm việc. Sử dụng nhiều công cụ máy móc hỗ trợ, thiết bị công nghệ để cải thiện năng suất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Để tăng giá trị lợi nhuận ròng, cách tăng quy mô sản xuất cũng như mở rộng quy mô, diện tích lớn hơn, gia tăng nguồn nhân lực.. cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, mức độ mở rộng như thế nào, quy mô nào thì tùy theo điều kiện của công ty.

Với những chia sẻ về lợi nhuận ròng là gì ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức về kinh tế, tài chính và lợi nhuận doanh nghiệp. Luận Văn Việt rất vui vì được đồng hành cùng bạn trên chặng đường dài vừa qua.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về lợi nhuận ròng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com. Chúc các gặp nhiều may mắn và thành công trên con đường sự nghiệp phía trước!

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] >>>XEM THÊM<<<Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng […]

trackback

[…] Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng […]

Bài viết liên quan