Top 3 vai trò của tài chính công đối với nhà nước và nền kinh tế

4.8/5 - (11 bình chọn)

Vai trò của Tài chính công có thể được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ tập trung nguồn lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường. Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu ngay.

hinh-anh-vai-tro-cua-tai-chinh-cong-1

1. Khái niệm tài chính công

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành ở các cấp từ địa phương đến trung ương. 

Không chỉ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế, đáp ứng các nhiệm vụ nhà nước cần thực hiện mà tài chính công còn có vai trò động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính trong xã hội.

2. 3 vai trò quan trọng của tài chính công

2.1. Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động

Để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước được đáp ứng bởi TCC, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước. Vai trò của tài chính công được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: 

Khai thác, động viên và tập trung các nguồn tài chính

  • Đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu đã được Nhà nước dự tính cho từng thời kỳ phát triển.
  • Các nguồn tài chính này có thể được động viên cả ở trong nước và từ nước ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động.
  • Mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, trong đó, tính bắt buộc và không hoàn trả là nét đặc trưng. 

Phân phối các nguồn tài chính

  • Phân phối các nguồn tài chính đã tập trung được vào tay Nhà nước cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý.
  • Nhằm vừa đảm bảo duy trì sự tồn tại và tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước
  • Bảo đảm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Kiểm tra giám sát

  • Đảm bảo cho các nguồn tài chính đã phân phối được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
  • Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

2.2. Vai trò trong hệ thống tài chính

Dựa trên cách tiếp cận về cơ cấu sở hữu và khu vực kinh tế có thể chia hệ thống tài chính quốc dân thành hai bộ phận: Tài chính của khu vực Nhà nước và tài chính khu vực phi Nhà nước. 

Chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước

Sự chi phối đó được thể hiện trên hai mặt của quá trình phân phối các nguồn tài chính.

  • Một mặt, Tài chính phi Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các khoản thu của TCC để tạo lập các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đóng góp cho việc thực hiện các nhu cầu chung của xã hội.
  • Mặt khác, với quy mô lớn của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, TCC có thể đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tạo thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế phi Nhà nước, đồng thời có thể thực hiện sự trợ giúp về tài chính cho khu vực kinh tế này duy trì và đẩy mạnh hoạt động.
hinh-anh-vai-tro-cua-tai-chinh-cong-2
Chi phối các hoạt động của tài chính khu vực phi Nhà nước

Hướng dẫn các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

Hoạt động của TCC luôn gắn liền và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, do đó, các hoạt động thu, chi của TCC là tấm gương phản ánh các định hướng phát triển đó

Tác dụng hướng dẫn các hoạt động thu, chi trong hoạt động kinh tế xã hội của khu vực phi Nhà nước.

Chẳng hạn chính sách thuế có tác dụng hướng dẫn đầu tư, hướng dẫn tiêu dùng, đầu tư của Nhà nước có tác dụng “châm ngòi” thu hút đầu tư và hướng dẫn đầu tư của khu vực phi Nhà nước…

Điều chỉnh các hoạt động của tài chính phi Nhà nước.

Thông qua hoạt động kiểm tra của TCC có thể phát hiện những điểm bất hợp lý, những sự chệch hướng của các hiện tượng thu, chi trong các hoạt động phân phối nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của tài chính phi Nhà nước.

Đòi hỏi và có biện pháp hiệu chỉnh các quá trình kể trên đảm bảo cho các nguồn tài chính vận động đúng hướng và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chúng.

2.3. Vai trò thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô

Do vị trí đặc biệt của mình, tài chính Nhà nước trở thành công cụ đóng vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu đã định của kinh tế vĩ mô. 

Vai trò kinh tế của tài chính Nhà nước

Tài chính Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội 

Vai trò này được phát huy nhờ vào việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính Nhà nước trong hoạt động thực tiễn. Bằng việc tạo lập, phân phối và sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý các quỹ tiền tệ của Nhà nước, TCC tác động tới việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính của toàn xã hội, từ đó tác động tới sự phát triển kinh tế – xã hội.

Thông qua công cụ thuế với các mức thuế suất khác nhau và ưu đãi về thuế, TCC có vai trò định hướng đầu tư; điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo các định hướng phát triển của Nhà nước cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ; kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngành hoặc theo sản phẩm…

hinh-anh-vai-tro-cua-tai-chinh-cong-3

Thông qua hoạt động phân phối các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước, đặc biệt là quỹ Ngân sách Nhà nước, cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi nhọn, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cần nâng đỡ khuyến khích (qua biện pháp trợ giá, trợ cấp…).

Tài chính công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế – xã hội, đảm bảo các tỷ lệ cân đối của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng.

Trong công cuộc xây dựng kinh tế, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển nh Việt Nam, việc sử dụng các biện pháp tài chính để phát huy vai trò kinh tế của TCC nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế toàn diện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế được coi là mối quan tâm hàng đầu của chính sách sử dụng tài chính của Nhà nước.

Vai trò xã hội của tài chính công

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. 

Vai trò này được thể hiện thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của TCC để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công bằng trong phân phối và góp phần giải quyết những vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô.

Trong việc thực hiện công bằng xã hội, thông thường tài chính công được sử dụng để tác động theo hai hướng: Giảm bớt các thu nhập cao và nâng đỡ các thu nhập thấp nhằm rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

    • Để giảm bớt thu nhập cao

Công cụ thuế được sử dụng với chức năng tái phân phối thu nhập. ở đây các biện pháp thuế thường được sử dụng là: đánh thuế luỹ tiến vào thu nhập cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hoá mà những người có thu nhập cao mới có khả năng tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn. Những biện pháp đó nhằm điều tiết bớt thu nhập của họ.

    • Để nâng đỡ các thu nhập thấp

Công cụ thuế được sử dụng theo hướng giảm thuế cho những hàng hoá thiết yếu, thường do những người có thu nhập thấp sử dụng và sử dụng phần lớn; Đồng thời sử dụng công cụ chi Ngân sách vào việc trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu và trợ cấp xã hội cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội theo các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô, vai trò của TCC được thể hiện chủ yếu qua các hoạt động chi tiêu – sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước.

hinh-anh-vai-tro-cua-tai-chinh-cong-4

Các quỹ tiền tệ này được sử dụng để tài trợ cho phát triển các dịch vụ công cộng như văn hoá, giáo dục, y tế, đặc biệt là dịch vụ Nhà ở, tài trợ cho việc thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội; hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp…

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với sự nảy sinh và tồn tại tất yếu những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về mặt xã hội, việc sử dụng các biện pháp tài chính để phát huy vai trò xã hội của TCC nhằm đảm bảo xây dựng một xã hội văn minh lành mạnh là điều rất cần được quan tâm thoả đáng.  

Tài chính công đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô.

Sự phát triển ổn định của một nền kinh tế được đánh giá trên nhiều tiêu chí như: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững; duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao; thực hiện được cân đối cán cân thanh toán quốc tế; hạn chế sự tăng giá đột ngột, đồng loạt và kéo dài tức là cầm giữ được lạm phát ở mức vừa phải…

Để góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế, các biện pháp của TCC được sử dụng nhằm đảm bảo yêu cầu của các tiêu chí kể trên. Trong hệ thống các biện pháp của TCC, có thể nhận thấy các biện pháp được sử dụng thường xuyên như:

  • Tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hoá và tài chính nhằm đề phòng và ứng phó với những biến động của thị trường
  • Tạo lập quỹ bình ổn giá
  • Tạo lập và sử dụng quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm…

Trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát, để khống chế và đẩy lùi lạm phát, các biện pháp của TCC thường được sử dụng như:

  • Cắt giảm chi tiêu Ngân sách, tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư
  • Vay dân qua con đường phát hành công trái, tín phiếu Kho bạc Nhà nước hoặc sử dụng công cụ tín dụng và lãi suất để thu hút lượng tiền mặt trong lưu thông làm giảm sự căng thẳng trong quan hệ tiền – hàng…

hinh-anh-vai-tro-cua-tai-chinh-cong-5

Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo dịch vụ làm luận văn thạc sĩ của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.

3. Nội dung của tài chính công

3.1 Theo chủ thể quản lý trực tiếp

Chủ thể quản lý trực tiếp chính là những đơn vị sẽ giữ vai trò lãnh đạo và điều hành trực tiếp việc duy trì hoạt động của các đơn vị này.

  • Tài chính công tổng hợp: Tài chính công tổng hợp gồm 2 bộ phận: Ngân sách nhà nước và các Quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách. Chúng có vai trò trong việc sử dụng các quỹ công nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế, xã hội. 
  • Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước: Nguồn tài chính ở đây được sử dụng để duy trì hoạt động của của bộ máy nhà nước và cũng như cung cấp các dịch vụ hành chính công thuộc chức năng của các cơ quan đó. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà nước.
  • Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập : Có nhiệm vụ thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân và không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thủ trưởng các đơn vị là đơn vị quản lý trực tiếp.

3.2. Theo nội dung quản lý

  • Ngân sách nhà nước : Hoạt động của Ngân sách nhà nước nhằm duy trì việc hoạt động của bộ máy nhà nước và phục vụ các chức năng của Nhà nước. Đặc trưng cơ bản là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước. 
  • Tín dụng nhà nước : Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa nhà nước với các tác nhân khác, thường được sử dụng để hỗ trợ Ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết. Tính đặc trưng của hình thức tín dụng nhà nước là mang tính tự nguyện và có hoàn trả.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về vai trò của tài chính công đối với nhà nước và nền kinh tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan