[Free] 15 mẫu đề tài luận văn phân tích tình hình tài chính công ty

4.5/5 - (2 bình chọn)

Một bài luận văn muốn nhận được những điểm số cao từ phía ban giám khảo thì bắt buộc phải đáp ứng tốt được những yêu cầu từ cơ bản cho đến nâng cao đối với nội dung lẫn hình thức trình bày, và bài luận văn phân tích tình hình tài chính công ty cũng không ngoại lệ. Vì vậy, nếu bạn chưa biết làm cách nào để có thể trình bày một bài báo cáo đúng chuẩn nhất thì hãy để Luận Văn Việt giúp bạn thông qua 5 bài luận văn mẫu dưới đây.

1. Mẫu luận văn phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Dược Phẩm OPC

Nội dung: Gồm 3 chương chính:

  • Chương 1: Phân tích ngành
  • Chương 2: Phân tích tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC
  • Chương 3: Đánh giá triển vọng và định giá.

Tổng quan bài viết 

  • Tác giả đã chọn đề tài này làm bài luận văn báo cáo tốt nghiệp với mục đích thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng tốc đầu tư đổi mới công nghệ. 
  • Nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thuế quan. 
  • Điều này sẽ thu hút sự tham gia các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược từ thị trường nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại. 
  • Từ đó,  giúp tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất tân dược.

Thông qua Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, tác giả đã thực hiện những phân tích chuyên sâu về tình hình tài chính của công ty để đưa ra mặt ưu và nhược điểm trong vấn đề. Qua đó triển khai một số các giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề đang xảy ra.

Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Dược Phẩm OPC
Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Dược Phẩm OPC

2. Mẫu luận văn phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tiến Phát Land

  • Nội dung: Gồm 4 chương chính:
  • Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Tiến Phát Land
  • Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của công ty
  • Chương 4: Một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính tại công ty
  • Tổng quan bài viết
  • Hiện nay cùng với sự đổi mới của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp.
  • Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nắm vững tình hình cũng như kết quả kinh doanh.
  • Điều này cũng đồng nghĩa với việc để có thể khẳng định được mình, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm về  tình hình tài chính. Vì nó có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.

Ngoài ra, phân tích báo cáo tài chính cũng sự liên quan mật thiết tới phân tích tình hình công ty. Bạn cũng có thể tham khảo thêm 10+ mẫu luận văn phân tích báo cáo tài chính công ty hoàn toàn miễn phí!

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong bài báo cáo, tác giả đã nêu rõ ràng mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

  •  Đó là cung cấp những thông tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng thông tin. 
  • Cung cấp khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Tiến hành phân tích và đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng tài chính tại công ty.
Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tiến Phát Land
Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tiến Phát Land

3. Luận văn phân tích tình hình tài chính CTCP Chứng khoán Phượng Hoàng

Nội dung: Gồm 3 chương chính

  • Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong công ty chứng khoán
  • Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Chứng khoáng Phượng Hoàng
  • Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Chứng khoáng Phượng Hoàng.

Tổng quan bài viết

  • Trong bối cảnh các công ty chứng khoán ra đời và không ngừng phát triển, nâng cao năng lực hoạt động, chất lượng dịch vụ đã dẫn đến việc vấn đề năng lực tài chính của các công ty chứng khoán ngày càng được quan tâm. 
  • Từ đó, việc phân tích tình hình tài chính công ty phục vụ nhu cầu của  đối tượng được chú ý hơn.
  • Link tải: Mẫu luận văn phân tích tình hình tài chính công ty 3
Luận văn phân tích tình hình tài chính CTCP Chứng khoán Phượng Hoàng
Luận văn phân tích tình hình tài chính CTCP Chứng khoán Phượng Hoàng

4. Luận văn phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế

  • Nội dung: Gồm 4 chương chính:
  • Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
  • Chương 2: Tổng quan về Công ty TNHH Bia Huế
  • Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Bia Huế
  • Chương 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty
  • Tổng quan bài viết: Trong bài báo cáo này, tác giả đã chia ra 2 phần mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
  • Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tài chính để thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Từ đó, rút ra được bài học kinh nghiệm và có thể đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính của công ty. 
  • Mục tiêu cụ thể: Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn để thấy được mức độ đầu tư và khả năng chủ động về vốn của công ty. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận để khái quát được tình hình hoạt động sản xuất. Phân tích tính thanh khoản, khả năng thanh toán, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản. Sau khi phân tích các yếu tố trên, tiến hành đánh giá tình hình tài chính của công ty, tìm ra những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế, từ đó có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường khả năng tài chính của công ty.
Luận văn phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế
Luận văn phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bia Huế

Tham khảo thêm 10+ mẫu luận văn lập báo cáo tài chính hợp nhất để có thêm cái nhìn mới mẻ hơn trong bài luận văn của mình!

5. Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25

  • Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25.
  • Nội dung: Gồm 3 chương chính:
  • Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính các công ty cổ phần
  • Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25
  • Chương 3: Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25.
  • Tổng quan bài viết: Khi thực hiện bài luận văn thạc sĩ này, mục tiêu chính mà tác giả muốn hướng tới đó là góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần. Đồng thời, thông qua việc đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Hy vọng những kết quả nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25 có giá trị áp dụng chung cho các công ty khác, đặc biệt là các công ty cổ phần đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25
Luận văn thạc sĩ phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25

Kinh tế – tài chính là một trong những chủ đề khó nhất. Do đó, rất nhiều anh chị đã lựa chọn dịch vụ thuê viết luận văn kinh tế. Nổi lên là đơn vị Luận Văn Việt với hơn 18 năm kinh nghiệm, đa dạng ngành nghề, hoàn thành 100% deadline, giá cả cạnh tranh nhất thị trường, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

6. Gợi ý 10 đề tài luận văn phân tích tình hình tài chính gây ấn tượng trước hội đồng

  1. Đề tài 01: Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp tại công ty xà phòng Hà Nội.
  2. Đề tài 02: Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo tài chính của Công ty TNHH Minh Hà.

Trên đây chỉ là 2 ví dụ về báo cáo tài chính. Để có thêm nhiều sự lựa chọn, hãy cùng xem thêm 10 + mẫu luận văn báo cáo tài chính doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí!

  1. Đề tài 03: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng.
  2. Đề tài 04: Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Tài chính TNHH HD Saison.
  3. Đề tài 05:  Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH XNK Thương Mại Công nghệ dịch vụ Hùng Duy.
  4. Đề tài 06: Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần GEMADEPT.
  5. Đề tài 07: Phân tích thực trạng và một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thép Nguyễn Minh.
  6. Đề tài 08: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  7. Đề tài 09: Dự báo và hoạch định tài chính tại doanh nghiệp X giai đoạn hậu dịch Covid 19.
  8. Đề tài 10: Đề xuất cải tiến hiệu quả công việc của phòng tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Gợi ý 10 đề tài luận văn phân tích tình hình tài chính gây ấn tượng
Gợi ý 10 đề tài luận văn phân tích tình hình tài chính gây ấn tượng

7. Cấu trúc hoàn chỉnh của bài luận văn phân tích tài chính

Bên cạnh việc chọn đề tài hay và phù hợp với hoàn cảnh, việc nắm rõ cho mình cấu trúc hoàn chỉnh của một bài luận văn phân tích tình hình tài chính công ty cũng là một yếu tố cần thiết để giúp bạn dễ dàng ghi điểm trong mắt ban giám khảo. Thông thường, trong một bài báo cáo phân tích tài chính, bạn sẽ cần phải lưu ý 2 phần chính sau đây.

Cấu trúc hoàn chỉnh của bài luận văn phân tích tài chính
Cấu trúc hoàn chỉnh của bài luận văn phân tích tài chính

7.1 Về nội dung 

7.1.1 Mở đầu

Trong phần này, bạn cần phải trình bày ngắn gọn và chi tiết các nội dung bao gồm:

  • Lý do chọn đề tài (Nêu ra tính cấp thiết của đề tài luận văn);
  • Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết);
  • Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài;
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
  • Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
  • Ý nghĩa khoa học và thực tiễn;
  • Cấu trúc của luận văn.
Phần mở đầu
Phần mở đầu

7.1.2 Nội dung chính

Tiếp theo, đây sẽ là mục để bạn trình bày rõ ràng đưa ra bàn luận sau khi đã có kết quả nghiên cứu. Bố cục nội dung cơ bản của một bài luận văn phân tích tình hình tài chính sẽ bao gồm:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận của nội dung đề tài nghiên cứu
  • Chương 2
  • Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung đề tài nghiên cứu qua đó chỉ ra những kết quả; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng;
  • Tuy nhiên  phần bàn luận, đánh giá phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học đã thu được trong quá trình nghiên cứu  đề tài luận văn hoặc đối chiếu với kết quả của tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.
  • Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện các nội dung đề tài nghiên cứu.

7.1.3 Kết luận

Đã có mở bài, thân bài thì bạn bắt buộc phải có một phần kết luận để chốt lại các vấn đề. Tại đây, nhiệm vụ của bạn là trình bày những kết quả mới của luận văn một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.

7.1.4 Công trình nghiên cứu của tác giả (nếu có)

Phần này sẽ không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có, bạn cần phải liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của mình liên quan đến luận văn theo trình tự thời gian công bố.

7.1.5 Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo

Cuối cùng, đây sẽ là phần tương đối quan trọng và bạn cần phải làm kỹ để không chỉ thể hiện được sự chỉn chu của bạn trong quá trình nghiên cứu mà còn thể hiện được sự tôn trọng của bạn với những tác giả khác. Trong danh mục này, sẽ phải liệt kê các tài liệu được đề cập tới để bàn luận. 

Với đề tài thuộc ngành Tài chính, Luận Văn Việt đã được đảm nhiệm trên 200 bài luận đến từ 50+ trường đại học danh tiếng cả nước. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài, đừng ngần ngại mà liên hệ ngay tới dịch vụ làm luận văn tốt nghiệp thuê với hơn 18 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia học vấn cao chắn chắn sẽ không làm bạn thất vọng!

7.2 Hình thức trình bày

7.2.1 Soạn thảo văn bản

Một số yêu cầu cơ bản trong việc soạn thảo văn bản như:

  • Font chữ: Sử dụng font chữ có nét đơn giản như Arial hoặc Times New Roman của hệ soạn thảo Winword;
  • Cỡ chữ: 13-14pt;
  • Dãn dòng: 1,5 lines. Mật độ chữ bình thường, tuyệt đối không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ;
  • Căn lề: Lề trên (3,5cm), lề dưới (3,0cm), lề trái (3,5cm), lề phải (2,0cm);
  • Số trang: Đánh ở giữa, phía trên đầu hoặc cuối mỗi trang;
  • Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Có khối lượng tối thiểu không dưới 80 trang và tối đa không quá 120 trang chính văn, không kể tài liệu tham khảo và các phụ lục (nếu có)

7.2.2 Tiểu mục

Các tiểu mục của bài luận văn phải được trình bày thành các nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương. 

Ví dụ:

  •  1.1.2.1. chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 1. 

Tại mỗi nhóm tiểu mục, phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 1.1.1. mà không có tiểu mục 1.1.2. tiếp theo.

7.2.3 Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình

Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình
Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình

Đánh số bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình phải gắn với số chương. 

Ví dụ:

  • Hình 2.5 có nghĩa là hình thứ 5 trong Chương 2. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải có trích dẫn đầy đủ. 

Ví dụ

  • Nguồn: Bộ Nội vụ 2008”. Nguồn trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. 

Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ, sơ đồ ghi phía dưới hình vẽ, sơ đồ. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ luôn  đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. 

Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. Các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ phải ghi rõ đơn vị tính.

7.2.4 Viết tắt 

Mặc dù việc viết tắt được chấp thuận trong một bài luận văn, nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng nó. Bạn chỉ nên viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. 

Đặc biệt không viết tắt những cụm từ dài, mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. 

Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… ngay sau lần viết lần thứ nhất luôn kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có danh mục chữ viết tắt ở đầu luận văn.

7.2.5 Trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo

Bạn nên lưu ý một điều rằng mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng bạn. Do đó, mọi thông tin tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. 

Ngoài ra, bạn cũng cần phải phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bị coi là thiếu trung thực trong khoa học, những đề tài luận văn như vậy sẽ không được duyệt để bảo vệ.

7.2.6 Phụ lục

Phần phụ lục
Phần phụ lục

Cuối cùng, phần này sẽ bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung của bài báo cáo như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh… Lưu ý không được tóm tắt hoặc sửa đổi. 

Các mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu phải nêu trong Phụ lục luận văn. Đặc biệt, phụ lục không được dày hơn phần chính văn của luận văn.

Mong rằng bài viết trên giúp bạn tham khảo thêm nhiều mẫu luận văn phân tích tình hình tài chính công ty. Chúc các bạn lựa chọn được mẫu và đề tài phù hợp và bảo vệ xuất sắc luận văn của mình!

4.5/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan