Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì? Phương Pháp, Phân Loại, Cách Làm

4.9/5 - (9 bình chọn)

Trong bài viết này Luận Văn Việt xin chia sẻ một vài vấn đề mang tính tổng quan về nghiên cứu khoa học như khái niệm, các bước thực hiện, các hình thức tổ chức để bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu khoa học là gì và những lưu ý khi chọn đề tài.

hinh-anh-nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-5

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng)  dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được.

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

Lợi ích của nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teamwork)….

Bạn cũng sẽ có được niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn được cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!

Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..

2. Phương pháp nghiên cứu khoa học

2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Là phương pháp thực hiện dựa trên đối tượng phân tích là các lý thuyết đã thu thập được. Với cách thức trong phân tích, tìm ra kết luận hay đánh giá. Các phân tích mang đến kết luận, từ đó tạo tiền đề cho hệ thống lý thuyết, chủ đề nghiên cứu.  

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Là phương pháp sắp xếp các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống logic, chặt chẽ. Phản ánh từng vấn đề khoa học cụ thể. 

Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp nghiên cứu bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng. Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu dễ dàng chuyển từ kế hoạch trừu tượng thành các đối tượng cụ thể. 

Phương pháp giả thuyết: Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng, giúp người nghiên cứu tự tin hiểu rõ về đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp lịch sử: Là phương pháp tìm hiểu đối tượng nghiên cứu dựa trên quá trình hình thành và phát triển, thông qua diễn biến thời gian, sự kiện cho đến thời điểm thực hiện nghiên cứu. 

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế

Phương pháp gắn với sự chắt lọc từ thực tiễn nghiên cứu, phản ánh bản chất trong thực tế. Các đối tượng nghiên cứu thể hiện, bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó. 

Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến giúp thể hiện được tính chủ quan của chủ thể nghiên cứu. 

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp thực hiện dựa trên các kinh nghiệm theo thời gian kết hợp với những phân tích mang đến đánh giá khách quan, chọn lọc trong tính hiệu quả của kinh nghiệm. 

Phương pháp chuyên gia: Được xem là phương pháp tốn ít thời gian và công sức nhất, được thực hiện với các chủ thể đã là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định, giúp những nghiên cứu đi đúng hướng. 

3. Phân loại nghiên cứu khoa học

3.1. Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu cơ bản là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Đây là loại hình nghiên cứu phức tạp nhất thường do đội ngũ các nhà khoa học có trình độ năng lực sáng tạo đặc biệt tiến hành. 

a, Nghiên cứu cơ bản thuần túy

Khái niệm: Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên cứu tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng. Mục tiêu của nghiên cứu cơ bản thuần túy là phát hiện, sáng tạo ra giá trị mới, những quy luật, lý thuyết khoa học chưa có tính ứng dụng. 

Đặc điểm: Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản thuần túy thường là các phát hiện, phát minh, phát kiến, các công thức, hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. 

b, Nghiên cứu cơ bản định hướng

Nghiên cứu cơ bản định hướng là nghiên cứu có mục tiêu tìm ra, những kiến thức, giải pháp mới theo yêu cầu của thực tiễn xã hội hay sản xuất. 

Loại nghiên cứu này còn được là nghiên cứu thăm dò và đôi khi được hiểu là một loại hình nghiên cứu để xác định phương hướng nghiên cứu. 

3.2. Nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu ứng dụng là loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm cách vận động những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ, những nguyên lý mới trong sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội. 

Nghiên cứu ứng dụng là một loại hình nghiên cứu phù hợp với quy luật phát triển của khoa học hiện đại, góp phần làm rút ngắn thời gian từ khi phát minh đến ứng dụng. 

3.3. Nghiên cứu triển khai

Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu nối liền khoa học với đời sống, là con đường đưa khoa học tới nơi cần sử dụng, góp phần làm cho ý tưởng khoa học trở thành hiện thực làm phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 

Đặc trưng của nghiên cứu triển khai là những mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật, đã được khẳng định không còn tính rủi ro khi áp dụng vào thực tiễn. 

3.4. Nghiên cứu dự báo 

Nghiên cứu dự báo là loại hình nghiên cứu có mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới của khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu này dựa trên tiềm lực khoa học quốc gia và thế giới và tốc độ phát triển của khoa học hiện đại. 

Nghiên cứu dự báo đều chứa đựng thông tin giả định, tuy vậy nó có vai trò to lớn trong phát triển cả thực tiễn và lý luận khoa học. 

4. Các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Các bước cần thiết để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học là gì? Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:

Tìm ý tưởng

Bạn có thể tìm ý tưởng đề tài từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.

hinh-anh-nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-2

Xác định hướng nghiên cứu

Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này. 

Chọn tên đề tài

Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

Lập đề cương

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đề cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu)
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

>>>Tìm hiểu ngay Phương pháp luận là gì, phân loại các phương pháp luận thường gặp trong nghiên cứu khoa học<<<

Tham khảo ý kiến của giảng viên

Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên đẻ họ tư vấn cho bạn! Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé!

hinh-anh-nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-3

Tham khảo ngay CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC để lựa chọn cho mình phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất.

5. Lưu ý khi chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu: 

Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này.

hinh-anh-nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-4

Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các cấp độ quan trọng sau: 

– Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo một số nội dung sau:

  • Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không?
  • Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như thế nào? 

– Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không ? Điều kiện nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời gian và năng lực, sở trường của những người tham gia.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu khoa học là gì, cách bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915686999 để được hỗ trợ trực tiếp.

3.7/5 (3 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Nghiên cứu khoa học là gì? Là dùng những lý thuyết, kiến thức khoa học, luận chứng để phân tích, nghiên cứu, tìm ra những vấn đề trong thực tiễn đồng thời phát hiện ra những điều mới, hướng giải quyết mới hiệu quả hơn và phù hợp với thực tế..  […]

Bài viết liên quan