Việc tìm kiếm tài liệu là một trong những công đoạn quan trọng nhất, trực tiếp quyết định chất lượng của bài nghiên cứu khoa học. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả. Qua đó, bạn có thể xây dựng cho mình khả năng tìm kiếm thông tin. Tất cả câu hỏi về cách tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học sẽ được Luận Văn Việt giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. 7 nguồn tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
1.1. Website cung cấp tài liệu nghiên cứu khoa học
Website là một trong những nguồn tài liệu phổ biến, phong phú hiện nay. Với ưu thế dễ tiếp cận, dễ tìm, nhiều người học, người nghiên cứu tìm hiểu các thông tin qua website.
Tuy nhiên, không phải thông tin trên website nào cũng uy tín, chính thống. Dưới đây là gợi ý 5 trang web cung cấp tài liệu nghiên cứu khoa học uy tín tại Việt Nam:
a, Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Journals Online – VJOL)
Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến là nơi đăng tải các bài báo khoa học của các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư,…. Các thông tin trên trang web này đều đã được kiểm duyệt.
Đặc biệt, hàm lượng khoa học trong các bài viết vô cùng lớn. Chủ đề trên trang web cũng phong phú, trải dài ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Địa chỉ website: https://vjol.info.vn/
b, Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam được quản lý bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Đây là nơi lưu trữ dữ liệu khổng lồ.
Các tài liệu tại đây đa dạng về chủ đề, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc. Đặc biệt, bạn có thể tìm thấy các tài liệu nghiên cứu lâu đời ở đây.
Địa chỉ Website: https://nlv.gov.vn/
c, Thư viện số của các trường đại học hàng đầu
Thư viện số của các trường đại học hàng đầu cũng là một nguồn tài nguyên lớn và uy tín. Tại đây, hầu hết các công trình nghiên cứu của sinh viên/ học viên từng theo học tại trường đều được đăng tải.
Bạn có thể tìm hiểu phong phú các tài liệu nghiên cứu khoa học thuộc cùng một chủ đề và được thực hiện qua nhiều mốc thời gian khác nhau.
Địa chỉ thư viện số của một số trường đại học:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/
Đại học Quốc gia Hà Nội: https://lic.vnu.edu.vn/vi
Trường Đại học Bách Khoa: https://dlib.hust.edu.vn/
Đại học Kinh tế Quốc dân: https://neulib.neu.edu.vn/
d, Tạp chí Nghiên cứu Y học
Tạp chí Nghiên cứu Y học thuộc Trường Đại học Y Hà Nội. Đây là một tạp chí khoa học và được nhiều chuyên gia y khoa đón đọc.
Các bài viết trên tạp chí tập trung về y học, có hàm lượng khoa học cao, uy tín. Đặc biệt, tạp chí có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Địa chỉ website: https://tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/tcncyh
e, Google Scholar
Google Scholar là trình tìm kiếm nâng cao của Google. Với Google Scholar bạn có thể tìm kiếm chi tiết hơn (về dạng tài liệu, thông tin,…).
Đặc biệt, bạn có thể tìm thấy cả tài liệu quốc tế và tài liệu Việt Nam thông qua Google Scholar.
Địa chỉ website: https://scholar.google.com/
1.2. Bách khoa toàn thư
Bách khoa toàn thư là tài liệu có chứa đầy đủ các thông tin chính thống về nghiên cứu khoa học mà bạn nên tham khảo. Đưa ra một góc nhìn tổng quát, toàn bộ về các nghiên cứu khoa học. Những hệ thống tri thức này đã được khoa học thừa nhận và sử dụng.
Có 2 loại bách khoa toàn thư là: bách khoa toàn thư phổ thông và bách khoa toàn thư chuyên sâu. Trong khi bách khoa toàn thư phổ thông cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng thì bách khoa toàn thư chuyên sâu giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về nghiên cứu khoa học.
Bách khoa toàn thư được coi là tài liệu đáng tin cậy bậc nhất và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây cũng là tài liệu mà người nghiên cứu nghĩ đến đầu tiên khi tìm tài liệu nghiên cứu khoa học.
1.3. Sổ tay chuyên ngành
Sổ tay chuyên ngành thường được viết bởi các giáo sư, tiến sĩ,… những người đã có kinh nghiệm nhất định về nghiên cứu khoa học trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy không được xuất bản định kỳ, nhưng sổ tay chuyên ngành cung cấp những thông tin tham khảo theo từng chuyên ngành riêng biệt.
Tùy theo từng chủ đề của nghiên cứu khoa học bạn nên tìm tài liệu nghiên cứu khoa học phù hợp. Những sổ tay chuyên ngành có liên quan sẽ hữu ích và cho hiệu quả tốt hơn.
1.4. Sách chuyên ngành
Các nghiên cứu khoa học đã được công nhận và xác thực với thời hạn thường từ 3 năm trở lên được các nhà khoa học tổng hợp lại thành một cuốn sách – sách chuyên ngành. Những nghiên cứu khoa học trước đó được viết lại thành các tri thức có hệ thống hơn trong sách chuyên ngành (hay còn gọi là sách chuyên khảo).
Sách chuyên ngành đi sâu vào chủ đề được nhắc đến. Những kiến thức đó sẽ mang đến những thông tin sâu và đặc biệt về chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện, mở rộng việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu qua một số gợi ý từ sách chuyên ngành.
1.5. Cơ sở dữ liệu và chỉ mục khoa học
Cơ sở dữ liệu và chỉ mục khoa học có thể kể đến như các bài báo về nghiên cứu khoa học có liên quan, các cuốn sách hay về các nghiên cứu khoa học ấn tượng,…
Bạn có thể tìm thấy cơ sở dữ liệu và chỉ mục khoa học trên internet hoặc tại các thư viện đọc của trường học. Để tìm kiếm những tài liệu này tốt, bạn cần xây dựng cách tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học có tính chiến lược hơn.
1.6. Tạp chí khoa học
Tạp chí khoa học là một tạp chí tập trung vào một chủ đề nhất định, thể hiện các sự thay đổi khoa học của lĩnh vực, chủ đề đó. Việc xuất bản một tạp chí khoa học cần được sự bảo hộ của các cơ sở khoa học được các chuyên gia biên soạn và chỉnh sửa.
Tạp chí khoa học là nguồn tài liệu cần thiết giúp bạn cập nhật tri thức mới về nghiên cứu khoa học. Cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học này rất đơn giản. Bạn có thể tìm thấy thông qua trang web của các đơn vị chủ quản hay liên hệ trực tiếp với nhà xuất bản.
1.7. Báo cáo nghiên cứu và báo cáo hội nghị
- Báo cáo nghiên cứu là các tài liệu báo cáo về nghiên cứu khoa học, được công bố và đang trong trạng thái chờ in.
Có thể kể đến một số báo cáo nghiên cứu như: Luận văn đại học, khóa luận tốt nghiệp,… Chúng thường được lưu hành tại các trường đại học, cao học,…
- Báo cáo hội nghị là loại tài liệu không được xuất bản. Tài liệu này có nội dung tổng hợp lại các kết luận về nghiên cứu khoa học được thống nhất và đưa ra trong một buổi hội nghị.
Báo cáo nghiên cứu và báo cáo hội nghị giúp bạn mở rộng vấn đề nghiên cứu và phát triển thêm các khía cạnh khác nhau của đề tài nghiên cứu. Như vậy, đề tài nghiên cứu của bạn sẽ khách quan và khái quát hơn.
Trong các loại tài liệu này, tạp chí khoa học là tài liệu dễ tiếp cận và đến với người nghiên cứu nhất. Khó khăn nhất chính là việc tiếp thu các báo cáo hội nghị, báo cáo hội thảo.
Hiện nay, dưới sự phát triển của Internet, bạn cũng có thể tìm kiếm được các báo cáo nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu thông qua internet. Sự xuất hiện của các công cụ tìm kiếm giúp quá trình tìm tài liệu nghiên cứu khoa học dễ dàng hơn.
Luận Văn Việt tự hào với dịch vụ NCKH, dịch vụ viết tiểu luận thuê trọn gói chất lượng với giá cả hợp lý. Hãy để chúng tôi giúp bạn hoàn thành tiểu luận đảm bảo chất lượng và tuân thủ thời hạn giao bài.
3. Cách tìm kiếm và chọn lọc tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả
Để có thể tìm kiếm và chọn lọc tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả bạn nên thực hiện hai công việc sau:
3.1. Định hướng tìm nguồn tài liệu
Giai đoạn này bao gồm 2 công đoạn chính: định dạng ý tưởng và định vị nguồn tài liệu.
3.1.1. Định dạng ý tưởng
Định dạng ý tưởng là công đoạn đầu tiên cần thực hiện khi tiến hành một nghiên cứu khoa học nói chung và tìm tài liệu nghiên cứu khoa học nói riêng. Cần xác định rõ ràng những ý tưởng sẽ được thể hiện trong đề tài nghiên cứu.
Nhờ có mục tiêu ý tưởng rõ ràng, bạn có thể nhanh chóng phân loại tài liệu tìm được và lựa chọn ra những nội dung cần thiết nhất.
Quá trình định dạng ý tưởng cho việc tìm kiếm tài tài liệu nghiên cứu khoa học là một quá trình hội ý và tìm ra câu trả lời cho các vấn đề cụ thể. Quá trình này có thể được thực hiện bởi 1 người nghiên cứu hoặc nhiều người nghiên cứu.
Tổng kết lại, quy trình định dạng ý tưởng bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: Suy nghĩ tự do
Trong bước này, tất cả các ý tưởng đều sẽ được đưa ra. Không cần thiết phân biệt tính đúng đắn, sự cần thiết của ý tưởng đối với cách tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Bạn cần sáng tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt.
Đây là bước tạo nền và nguồn ý tưởng cho các giai đoạn sau.
Bước 2: Sắp xếp các ý tưởng theo trật tự nhất định
Sau khi đã xây dựng được nguồn ý tưởng dồi dào bạn cần phân loại chúng. Hãy sắp xếp các ý tưởng theo cùng một chủ đề để có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn.
Trong bước này, bạn có thể mạnh dạn lược bỏ một số ý tưởng quá lệch lạc và không liên quan đến nghiên cứu khoa học
Bước 3: Lựa chọn ra ý tưởng phù hợp với nghiên cứu
Cuối cùng, giữa những ý tưởng đã được sắp xếp lựa chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất. Bạn cần căn cứ vào tính thiết thực, ý nghĩa, sự tác động của ý tưởng đối với đề tài nghiên cứu,…
Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến tính logic của các ý tưởng cũng như sự thống nhất giữa chúng.
3.1.2. Định vị nguồn tài liệu
Trong giai đoạn này hãy tìm hiểu từng ưu điểm, nhược điểm của nguồn tài liệu và bạn sẽ tìm kiếm. Bạn cần nắm bắt được rằng nguồn tài liệu đó có uy tín không? Có phong phú không? Có thuận tiện không?
Mỗi nguồn tài liệu lại có những đặc điểm khác nhau.
- Bách khoa toàn thư, sách chuyên ngành, sổ tay chuyên ngành là những nguồn tài liệu uy tín và cực chất lượng. Tuy nhiên chúng thường tồn tại dưới dạng sách và khó có thể tìm kiếm thông qua internet.
- Cơ sở dữ liệu cùng với các thông tin tìm kiếm trên mạng, có tính đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, khó để có thể biết được độ tin cậy, tính đúng đắn của các thông tin, tài liệu đó.
- Tạp chí khoa học là tài liệu dễ tiếp xúc với người đọc nhất. Tuy nhiên, hầu hết các tạp chí khoa học uy tín hiện nay đều được viết bằng tiếng nước ngoài. Đây là một trở ngại đối với các nhà nghiên cứu không có khả năng ngoại ngữ tốt.
Một lưu ý khi thực hiện tìm tài liệu nghiên cứu khoa học trên internet. Bạn cần quan sát kỹ nguồn, tác giả để có thể kiểm chứng được tính chính xác của tài liệu mà bạn đang tìm kiếm.
3.2. Tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu
Sau khi đã hoàn thành bước đầu tiên, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu. Bước này cũng cần thực hiện hai giai đoạn sau.
3.2.1. Khai thác các công cụ tìm kiếm xung quanh
Bạn có thể tham khảo hai phương thức khai thác thông tin sau:
a, Tìm kiếm thông tin thông qua danh bạ mạng
Có hai cách tìm kiếm thông tin thông qua danh bạ mạng.
Cách 1: Tìm kiếm thông tin thông qua các phụ mục.
Đây cũng là cách tìm kiếm thông tin khá phổ biến được sử dụng khi tìm kiếm thông tin trên internet. Người nghiên cứu cần nhấp chuột theo các phụ mục nhất định, đến các phụ mục con. Quá trình này sẽ kết thúc cho đến khi người dùng tìm thấy trang web cần thiết, phù hợp với nhu cầu.
Cách tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học này cần phải tìm đúng phụ mục đầu tiên để có thể dẫn đến trang web đích đáp ứng đúng nhu cầu của người nghiên cứu. Có vẻ khá tốn thời gian, tuy nhiên với cách này, người nghiên cứu có thể yên tâm phần nào về chất lượng của tri thức tìm kiếm được.
Cách 2: Tìm kiếm thông qua các từ khóa cụ thể.
Hiện nay, hầu hết chúng ta đều tìm kiếm thông tin bằng các từ khóa thông qua công cụ tìm kiếm Google. Với mỗi từ khóa được nhập, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị những trang web, bài viết có chứa từ khóa đó.
Cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học này giúp tiết kiệm thời gian hơn nhưng bạn cần xác định độ tin cậy của thông tin trước khi sử dụng.
b, Tìm tài liệu nghiên cứu khoa học dựa trên bộ máy truy cập thông tin trên internet.
Cách tìm kiếm này gần tương tự với cách tìm kiếm bằng từ khóa. Bạn có thể áp dụng một số mẹo để rút gọn, lọc bớt các kết quả tìm kiếm.
- Đặt từ khóa vào “dấu ngoặc kép:. Việc này sẽ hạn chế các công cụ tìm kiếm tìm các từ khóa các có tính tương đồng về mặt ngữ âm với từ khóa này.
- Hoặc, bạn có thể dùng dấu gạch ngang nếu muốn loại bỏ điều gì ra khỏi quá trình tìm tài liệu nghiên cứu khoa học.
Tìm kiếm thông tin với các trang web cụ thể là cách làm khá phổ biến. Với cách này, bạn cũng có thể vào trang web và tiến hành tìm kiếm trực tiếp tại đó.
Cuối cùng, bạn có thể thực hiện tìm kiếm nâng cao với các công cụ của google.
3.2.2. Chọn lọc và đánh giá các kết quả tìm kiếm thu được
Trong giai đoạn này, bạn cần quan tâm đến 4 yếu tố sau:
- Độ chính xác, khách quan của thông tin tìm kiếm.
Các kết quả bạn tìm được trên internet có thể là các nguồn kiến thức chưa được kiểm chứng. Bạn có thể dùng mẹo phân biệt được các tài liệu mang tính học thuật. Các trang web, tài liệu học thuật thường có đuôi .gov, .edu.
- Quá trình thừa nhận và đánh giá một nghiên cứu khoa học.
Một nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, được thừa nhận sẽ phải trải qua quy trình phản biện và thảo luận cụ thể, nhất định. Thông qua quá trình này, ngoài việc có thể xác minh độ chính xác của tài liệu, bạn còn có thể truy tìm các báo cáo có liên quan.
- Đơn vị phát hành.
Bạn cần hiểu rằng, liệu đơn vị phát hành, nhà xuất bản tài liệu đó đã thực sự đủ thẩm quyền và có khả năng nghiên cứu khoa học hay chưa. Có thể xem xét về độ nổi tiếng, uy tín cũng như thứ hạng của các đơn vị thông qua Google Scholar.
- Kinh nghiệm và trình độ của tác giả.
Tương tự với ý trên. Bạn có thể tìm hiểu về thông tin của các nhà khoa học bằng cách tìm kiếm về tên của họ trên công cụ tìm kiếm. Hoặc, bạn cũng có thể xem thứ hạng và thông tin về tác giả trên Google Scholar.
4. Yếu tố quyết định giá trị chất lượng nguồn tài liệu nghiên cứu
Có 2 yếu tố chính quyết định đến hiệu quả của các tìm tài liệu nghiên cứu khoa học.
3.1. Độ uy tín của đơn vị xuất bản
Đối với các đơn vị xuất bản chuyên nghiệp, họ sẽ có một quy trình nghiêm ngặt cho việc quản lý thông tin trước khi xuất bản hoặc cung cấp chúng đến người tiếp cận. Vì vậy, thông tin sẽ có tính chính xác cao hơn.
Không chỉ vậy, các đơn vị xuất bản có độ uy tín cao thường có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Ngoài việc kiểm chứng thông tin, họ còn có khả năng đưa sâu và làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
3.2. Trình độ và độ uy tín của tác giả
Những thạc sĩ, giáo sư, tiến sĩ sẽ có đầy đủ các kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học cụ thể. Cũng vì vậy họ có khả năng đưa ra những kiến thức sâu và thực đắt trong lĩnh vực của mình. Bạn nên ưu tiên tìm kiếm những tác giả có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến đề tài nghiên cứu..
Bài viết trên đã cung cấp và hướng dẫn bạn cụ thể cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra gợi ý các nguồn tài liệu uy tín, những điểm cần chú ý khi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học. Mong rằng bạn có thể học tập nhiều điều từ bài viết này.
Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin mới và cải thiện điểm số bài luận văn của mình, hãy theo dõi ngay trang web của Luận Văn Việt để cùng tìm hiểu bạn nhé!
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.