Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

4.7/5 - (10 bình chọn)

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức về phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học. Bài viết sẽ chỉ rõ khái niệm, phân loại và ưu nhược điểm của từng loại phương pháp phỏng vấn. Mời bạn cùng theo dõi!

Ảnh 1:

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm 

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp người nghiên cứu đưa ra một loạt các câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời. Phương pháp này có nghĩa là người nghiên cứu sẽ hỏi các câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng để có thể thu thập được thông tin, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. (Trường đại học Nha Trang, Phương pháp nghiên cứu khoa học)

Trường hợp áp dụng phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học:

  • Mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ hoàn toàn và sẽ có sự chỉnh sửa.
  • Người nghiên cứu đã đưa ra sẵn những câu trả lời cần người phỏng vấn lựa chọn hoặc người trả lời có các quan điểm mới, mở rộng mà người nghiên cứu chưa biết tới. 
  • Người nghiên cứu cần có sự tham khảo, lựa chọn đề xuất trình bày thêm và mở rộng nghiên cứu khoa học.
  • Các câu hỏi có liên quan đến kiến thức ẩn. Kiến thức ẩn là những kiến thức thu thập được thông qua quá trình trải nghiệm thực tế của mỗi người. Những kiến thức này thường khó có thể mã hóa thành các văn bản cụ thể. 
  • Đáp ứng đủ các yêu cầu về nguồn lực cho phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học
  • Hiểu rõ hơn quan điểm của những người trả lời khi họ gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng cách viết. 

2. Ưu điểm và nhược điểm

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học cũng có các điểm mạnh và điểm yếu riêng. Ưu nhược điểm của các hình thức phỏng vấn được xác định tùy theo từng đề tài nghiên cứu nhưng nhìn chung có các đặc điểm sau được trình bày sau đây

Ưu điểm phương pháp phỏng vấn
Ưu điểm phương pháp phỏng vấn

2.1. Ưu điểm

  • Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và mở rộng đề tài nghiên cứu

Các cuộc phỏng vấn sẽ giúp người nghiên cứu tiếp thu thêm các kiến thức sâu mà người nghiên cứu chưa biết đến, từ đó giúp phát triển và mở rộng nghiên cứu khoa học. 

  • Phương pháp phỏng vấn giúp khẳng định, xác định vấn đề nghiên cứu

Qua các tri thức được chia sẻ trong quá trình thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, từ đó có thể xác định rõ các mục đích nghiên cứu khoa học.

Một bài nghiên cứu khoa hoc hoàn chỉnh còn cần rất rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Để đảm bảo bài làm được đúng chuẩn nhất, nhiều người tìm đến dịch vụ làm hộ luận văn của Luận Văn Việt. Được thành lập từ 2005, 200+ CTV chất lượng cao, Giá cả cạnh tranh nhất thị trường, Chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng!

2.2. Nhược điểm 

  • Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học thường tốn thời gian

Người nghiên cứu cần chuẩn bị và thực hiện công tác phỏng vấn trong một thời gian nhất định. Tùy theo dung lượng cụ thể của cuộc phỏng vấn mà người nghiên cứu cần đưa ra những hoạt động chuẩn bị phù hợp, phục vụ cho cuộc phỏng vấn. 

  • Phương pháp phỏng vấn gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm người phỏng vấn

Không dễ dàng để có thể tìm kiếm cá nhân, tổ chức phù hợp với nội dung nhất định của từng đề tài nghiên cứu. Cũng rất khó để có thể đặt lịch phỏng vấn và liên lạc với các đối tượng phỏng vấn.

Trong một buổi phỏng vấn, nếu người phỏng vấn không dẫn dắt và chuẩn bị trước, buổi phỏng vấn rất dễ lạc đề hoặc lan man, không đạt được mục đích phỏng vấn đã đề ra trước đó. 

Nhược điểm phương pháp phỏng vấn
Nhược điểm phương pháp phỏng vấn

3. Phân loại phương pháp phỏng vấn khoa học

Dựa theo tính chất của từng phương pháp phỏng vấn khoa học, có thể chia nhỏ các phương pháp phỏng vấn khoa học thành từng loại nhỏ. Có thể tiến hành phân loại dựa trên đối tượng phỏng vấn hoặc dựa trên tính trực tiếp của phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học.

3.1. Phân loại theo đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn chính là người/ nhóm người trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Dựa theo đối tượng phỏng vấn, có thể chia phương pháp phỏng vấn thành phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. 

3.1.1. Phỏng vấn cá nhân

Phỏng vấn cá nhân là phương pháp phỏng vấn với chủ thể là người nghiên cứu và một người trả lời phỏng vấn. Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn này như sau:

Ưu điểm:

  • Người nghiên cứu có thể trực tiếp nhận được thông tin mong muốn. Không chỉ thông qua các ngôn ngữ nói, người nghiên cứu có thể căn cứ vào ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ phi ngôn ngữ để tiếp nhận thông tin mà người trả lời truyền tải.
Ưu điểm phỏng vấn cá nhân
Ưu điểm phỏng vấn cá nhân
  • Hình thức phỏng vấn cá nhân tiết kiệm thời gian hơn. Phỏng vấn một người duy nhất nên người nghiên cứu chỉ cần làm việc với một cá nhân, sẽ bớt được các khâu tổ chức cần thực hiện do mối liên quan giữa nhiều cá thể gây nên. 
  • Người nghiên cứu có thể dễ dàng kiểm soát nội dung buổi phỏng vấn hơn. Tùy theo mục đích phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra những câu hỏi để nhận được các thông tin chuyên sâu hơn. Hoặc, trong một số trường hợp sai sót, người phỏng vấn cũng có thể dễ dàng xử lý. 
  • Người nghiên cứu dễ dàng ghi chép lại nội dung cuộc phỏng vấn hơn. Một số cách thường được sử dụng như: ghi chép lại, ghi âm, thu hình,…

Nhược điểm:

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm nhất định như sau:

  • Tốn thời gian hơn so với các cuộc điều tra qua bưu điện. Như đã nói ở trên, người nghiên cứu cần thực hiện nhiều công đoạn để có thể tổ chức được một buổi phỏng vấn. Để đảm bảo hiệu quả của buổi phỏng vấn, người phỏng vấn phải đặt ra một bộ các câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn.
  • Có thể xảy ra một số sai sót, hiểu lầm ở người trả lời phỏng vấn và người phỏng vấn. Kết quả của buổi phỏng vấn phụ thuộc vào tâm trạng, trạng thánh của hai bên: người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn. 
Nhược điểm phỏng vấn cá nhân
Nhược điểm phỏng vấn cá nhân
  • Phỏng vấn mỗi cá nhân cần được diễn ra lặp lại ở nhiều địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau để thu được kết quả khách quan hơn. 
  • Ngoài ra, những câu hỏi được chuẩn bị từ trước có thể không nhận được câu trả lời. Điều này xuất phát từ quan điểm của người tham gia phỏng vấn. 
  • Quá trình ghi chép lại nội dung của buổi phỏng vấn cũng có thể mang tính chủ quan nếu sử dụng hình thức viết, tóm lược theo ý của người phỏng vấn. 

3.1.2. Phỏng vấn nhóm

Phỏng vấn nhóm là việc thảo luận trong một nhóm xã hội hiện có trong xã hội. Có thể kể đến một số nhóm xã hội như: gia đình, lớp học,… Phương pháp phỏng vấn này cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm thời gian hơn so với phỏng vấn cá nhân. Bạn có thể biết được phản ứng chung của mỗi cá nhân trong nhóm về vấn đề, chủ đề được nhắc đến trong buổi phỏng vấn.
  • Phỏng vấn nhóm giúp người nghiên cứu thu được nhiều kết quả khác nhau về một đề tài nghiên cứu trong cùng một nhóm xã hội. Thông qua câu trả lời, ý kiến và phản ứng của mỗi cá nhân về chủ đề mà người nghiên cứu có thể đưa ra quan điểm này.
  • Câu chuyện dễ dàng được phát triển. Từ những ý kiến được nêu, nhóm xã hội tham gia phỏng vấn có khả năng tự phát triển các khía cạnh khác nhau của một vấn đề được nhắc đến.
Phương pháp phỏng vấn nhóm
Phương pháp phỏng vấn nhóm

Nhược điểm:

Song, bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn nhóm cũng có những nhược điểm nhất định:

  • Khó nhận được những thông tin về chiều sâu. Nhóm xã hội thường khó nhắc đến những quan điểm sâu, bàn luận sâu về một chủ đề nhất định nào đó. Nếu có, rất dễ dẫn đến tranh cãi. 
  • Phỏng vấn nhóm sẽ dễ bị lạc đề, không tập trung vào nội dung. Các đề tài đưa ra thảo luận trong nhóm xã hội được phát triển tự do. Nếu không kiểm soát và dẫn dắt đúng sẽ dẫn đến lệch đề, không đạt được mục đích phỏng vấn.
  • Khó đưa ra các câu hỏi về nội dung của phỏng vấn. Sự đối lập nhau về quan điểm liên quan đến một chủ đề nhất định dễ dàng gây ra những tranh cãi, đối lập trong một nhóm xã hội.  

3.2. Phân loại theo tính trực tiếp

Tính trực tiếp hay còn gọi là phương thức liên lạc của người phỏng vấn đối với đối tượng phỏng vấn. Theo đặc điểm này, có thể chia phương pháp phỏng vấn thành phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

3.2.1. Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp phỏng vấn mà người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn nói chuyện và trao đổi trực tiếp với nhau. 

Ưu điểm:

  • Nội dung đã được chuẩn bị trước. Phỏng vấn trực tiếp là một hoạt động có chủ đích từ trước. Được hẹn trước từ thời gian, địa điểm và nội dung phỏng vấn nên người phỏng vấn có thể dễ dàng chuẩn bị sẵn nội dung cần trao đổi. 
Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp
  • Người nghiên cứu có thể nắm bắt các đặc điểm của thông tin thông qua các loại ngôn ngữ khác nhau của người tham gia phỏng vấn. Thông qua đó, người nghiên cứu có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp, dẫn dắt buổi phỏng vấn. 
  • Có nhiều cách để người phỏng vấn có thể ghi lại thông tin trong buổi phỏng vấn: Ghi chép lại, ghi âm, chụp hình,… Biên bản phỏng vấn sẽ được lập và thống nhất thông tin giữa người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn. 

Nhược điểm:

  • Các trích dẫn từ quan điểm của người tham gia phỏng vấn thường ít được sử dụng trong các báo cáo nghiên cứu khoa học. Như vậy, phỏng vấn thường mang tính chất mở rộng và phát triển đề tài nghiên cứu thay vì làm luận điểm, luận cứ trong nghiên cứu khoa học. 
  • Người phỏng vấn cần có thái độ, ngôn ngữ khéo léo để dẫn dắt buổi phỏng vấn. Thông qua các câu hỏi, người phỏng vấn cần nhận được câu trả lời xác đáng phục vụ cho mục đích của phỏng vấn. 
  • Khó khăn trong việc liên lạc và đặt lịch hẹn trực tiếp với người tham gia phỏng vấn. Khoảng cách địa lý hay sự khác biệt về thời gian rảnh có thể khiến cho buổi phỏng vấn không thể được thực hiện. 

3.2.2. Phỏng vấn gián tiếp

Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp phỏng vấn được sử dụng phổ biến hơn so với phương pháp gián tiếp. Phương pháp gián tiếp là phương pháp trao đổi thông tin giữa người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn thông qua nhiều đường truyền thông tin khác nhau. 

Phỏng vấn gián tiếp
Phỏng vấn gián tiếp

Ưu điểm

  • Phương pháp phỏng vấn gián tiếp tập hợp đầy đủ kỹ năng cần có ở phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, nắm chắc phương pháp này giúp người nghiên cứu thành thạo các phương pháp phỏng vấn còn lại.
  • Phương pháp phỏng vấn gián tiếp dễ dàng thực hiện hơn cho những nhà nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm. Không tiếp xúc trực tiếp với người tham gia phỏng vấn sẽ giúp người nghiên cứu bớt căng thẳng và dễ dàng xử lý các vấn đề trong quá trình phỏng vấn.
  • Phỏng vấn gián tiếp giúp tiết kiệm thời gian và đưa ra các kết quả tổng quát ở nhiều nhóm đối tượng. Hình thức phỏng vấn qua phiếu có thể thu được nhiều kết quả từ nhiều đối tượng trong một thời gian ngắn. 

Nhược điểm:

  • Khó nắm bắt được độ nghiêm túc, thái độ của người trả lời khi tham gia phỏng vấn. Người nghiên cứu không thể theo dõi trực tiếp và phán đoán tính xác thực của thông tin. 
  • Không thể thu được các kiến thức sâu hơn về chủ đề. Các cuộc phỏng vấn gián tiếp được diễn ra thường mang tính sâu rộng, đại trà, không có tính đào sâu và phát triển đề tài nghiên cứu. 
  • Có thể nhận được các câu trả lời không mong muốn. Thông qua phỏng vấn gián tiếp, người nghiên cứu và người tham gia phỏng vấn khó có thể trao đổi qua lại với nhau hơn. Từ đó, người phỏng vấn khó có thể dẫn dắt buổi phỏng vấn và đạt được các kiến thức cần thiết. 

Trong bài viết trên, Luận Văn Việt đã cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm và ưu nhược điểm của các hình thức phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học. Bạn cần căn cứ vào đặc điểm của từng phương pháp phỏng vấn để lựa chọn sử dụng cho phù hợp. 

Để được tư vấn thêm về các phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn có thể liên hệ với Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc email: luanvanviet.group@gmail.com

3/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan