Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật – Luật kinh tế mới nhất 2019

5/5 - (22 bình chọn)

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật kinh tế đề tài: “Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế” để bảo vệ quyền tự do thương mại, và quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật - Luật kinh tế để tham khảo

1. Đề cương dự kiến

Tên đề tài dự kiến: Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế

Phần mở đầu

Chương I: Xu hướng tự do hóa thương mại và vấn đề hạn chế thương mại

1. Những vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế

2. Xu hướng tự do hóa thương mại trong thương mại quốc tế

3. Vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế

3.1. Khái niệm hạn chế thương mại

3.2. Cơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại

4. Khái quát về các biện pháp hạn chế thương mại và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của các nền kinh tế

Chương II: Những biện pháp hạn chế thương mại và việc áp dụng các biện pháp này trong thương mại quốc tế

Các biện pháp hạn chế thương mại được phép sử dụng theo quy định của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực

Việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia điển hình trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Luật pháp điều chỉnh vấn đề hạn chế thương mại của Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Chương III: Xu hướng thay đổi của chính sách hạn chế thương mại và những giải pháp nhằm dung hòa với xu thế thương mại tự do

Những xung đột bắt nguồn từ xu thế tự do hóa thương mại và việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

Xu thế phát triển của việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế

Những giải pháp nhằm cân bằng lợi ích của toàn cầu hóa trong thương mại quốc tế và sự bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế của mình.

2. Dự kiến kế hoạch thực hiện

  • Bước 1: Nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề hạn chế thương mại. Nghiên cứu các biện pháp hạn chế thương mai đang được các nước áp dụng, tính hợp pháp và cơ sở lý luận của việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế.
  • Bước 2: Nghiên cứu luật pháp và thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia điển hình.
  • Bước 3: Rút ra những ưu điểm của của pháp luật và thực tiễn áp dụng luật pháp quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
  • Bước 4: Đề xuất hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để hài hòa mục đích thực hiện các cam kết quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền sản xuất và thương mại trong nước.
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật - Luật kinh tế
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật – Luật kinh tế

3. Phần mở đầu thạc sĩ luận văn luật kinh tế

3.1. Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ luật

Sư phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập góp phần làm cho thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Tự do hóa thương mại hiện đang là mục tiêu phát triển của thế giới với mục đích tối đa hóa lợi thế so sánh của các quốc gia, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là một vấn đề mang tính hai mặt. Trong quá trình hướng tới tự do hóa thương mại, nhiều thách thức và khó khăn đòi hỏi các quốc gia phải vượt qua. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thế giới hiện nay là sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và tự do hóa thương mại một cách tuyệt đối có thể đem lại lợi ích to lớn cho một số quốc gia nhưng lại đồng thời có thể gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước của các quốc qua khác. Hơn nữa, ngay cả đối với một quốc gia, tự do hóa thương mại quốc tế đôi khi mang lại lợi ích cho một ngành sản xuất này nhưng lại gây thiệt hại cho một ngành sản xuất khác. Vì nhiều lý do khác nhau, các quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại. Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế đang là một vấn đề được các quốc gia quan tâm, đặc biệt là Việt Nam, bởi chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với mong muốn đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ phát triển của các nước trên thế giới. Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:

Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế phổ biến liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại và hạn chế thương mại. Thương mại được nghiên cứu trong đề tài này sẽ là thương mại theo nghĩa rộng[1], bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư. Nghiên cứu những biện pháp hạn chế thương mại đang được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho là hợp pháp và được phép áp dụng sẽ giúp đề xuất ý kiến cho các nhà làm luật trong nước trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật nước ta. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để tương thích với chuẩn mực pháp lý của các nước thành viên và của chính tổ chức này. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên.

Hiên nay, việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại ở Việt Nam còn nặng về áp dụng các quy định cấm đoán và các biện pháp phi thuế quan-là những rào cản thương mại không khôn khéo, dễ bị phát hiện, đồng thời vi phạm các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại và bị các nước phản đối hoặc bị áp dụng các biện pháp trả đũa. Việc nghiên cứu vấn đề hạn chế thương mại một cách thấu đáo sẽ giúp việc lựa chọn sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả thiết thực.

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng những biện pháp hạn chế thương mại mà các nước khác đang sử dụng và so sánh với tình hình áp dụng các biện pháp này ở Việt Nam sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được các biện pháp hạn chế thương mại đối với hoạt động thương mại của các nước khác vào Việt Nam khi cần thiết mà còn bảo vệ được một cách hợp pháp quyền lợi của Việt Nam khi hoạt động thương mại ở các nước khác. Thực tiễn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại của các nước trong giao lưu thương mại. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp tìm ra giải pháp bảo vệ quyền tự do thương mại, và quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nếu bạn chưa lựa chọn được đề tài phù hợp cho bài luận văn của mình, bạn có thể tham khảo hơn 20+ đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế 100% miễn phí được đánh giá cao và dễ làm!

3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia điển hình và pháp luật của Việt Nam. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc áp dụng các biên pháp hạn chế thương mại quốc tế của các nước trên thế giới và các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Đề tài sẽ KHÔNG nghiên cứu vấn đề hạn chế thương mại trong nước với tư cách là một bộ phận của pháp luật nội địa điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật để tham khảo

3.3. Tình hình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận của đề tài

Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề hạn chế thương mại, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề : Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tếvới nội dung gồm hai phần chính là nghiên cứu pháp luật quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hạn chế thương mại. Ngoài ra, các sách báo viết về thương mại quốc tế hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Rất nhiều trong số này được viết bằng tiếng nước ngoài và chưa được dịch ra tiếng Việt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại khi cần thiết ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo hộ được các ngành sản xuất của Việt Nam chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh của các nhà nhập khẩu hoặc đầu tư nước ngoài. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế, từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình trên thế giới về vấn đề hạn chế thương mại; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của tự do hóa thương mại và bảo hộ nền sản xuất trong nước.

4. Tài liệu tham khảo

Điều ước quốc tế

– Hiệp định thành lập WTO

– Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT

– Hiến chương của Tổ chức thương mại Quốc tế ITO-International Trade Organization

– Hiệp định chống bán phá giá;

– Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù đắp

Văn bản pháp luật trong nước

– Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn

– Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu và các văn bản hướng dẫn

– Luật Thương Mại và các văn bản hướng dẫn

– Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn

– Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999.

– Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế ngày 25/5/2002.

– Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày 25/5/2002 và văn bản hướng dẫn.

– Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày 29/4/2004.

– Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam ngày 20/8/2004.

Sách báo, tạp chí

– TS Trần Du Lịch chủ biên, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002.

– PGS. TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên, Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải trong điều kiện hội nhập kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.

– TSKH Võ Đại Lượng chủ biên, Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách kinh tế của một số nước lớn, Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.

– PGS.TS Bùi Xuân Lưu chủ biên, Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2004.

– Lương Văn Tự chủ biên, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 2004.

– Nguyễn Thị Hồng Nhung, Tự do hóa thương mại ở ASEAN, Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế thế giới.

– Trung tâm hội chợ, triển lãm Việt Nam, Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê.

– Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Thương mại, Thương mại đầu tư Việt Nam- hội nhập và phát triển.

– Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

– John H Jackson (2001) Hệ thống thương mại Thế giới, NXB Thanh Niên, Hà Nội,

– Robert Gilpin (2002), The Challenge of Global Capitalism- the World Economy in the 21st Century, Princeton University Express, Princeton and Oxford,

– Gary P Sampson (ed.) (2001), The Role of the WTO in Global Governance, United Nations University Press.

– Ray August, International Business Law: text, cases, and reading (Third Edition) Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jessey 07458

– International Trade Center and Commonwealth Secretariat, (1999), Business Guide to the World Trading System (Second edition)

– Theodore H. Cohn, (2000) Global Political Economy- Theory and Practice, Longman

– Michael Pryles, Jeff Waincymer and Martin Davies, (1996), International Trade Law: Commentary and Materials, LBC Information Services.

[1] Theo Uy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc: “ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại , dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ thương mại này bao gồm, nhưng không giới hạn các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thê dài hạn, xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc nhượng quyền thương mại, liên doanh và các hình thứv khai thác, hợp tác công nghiệp hoặc hợp tác klinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, hàng không, đường sắt hoặc đường bộ”

Trên đây là bài viết giúp bạn tham khảo thêm về mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật, luật kinh tế. Bạn cũng có thể tham khảo và Download 100+ đề tài luận văn thạc sĩ luật tiêu biểu Miễn phí của Luận Văn Việt.

Hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình làm bài luận văn của mình.

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan