Chất lượng sản phẩm là gì? Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng

3.4/5 - (5 bình chọn)

Chất lượng của sản phẩm luôn là vấn đề được cả doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Vậy chất lượng sản phẩm là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm là gì? Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu ngay trong bài viết này.

hinh-anh-chat-luong-san-pham-la-gi-1

1. Khái niệm chất lượng sản phẩm là gì?

“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO 8402) (thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng).

Định nghĩa về chất lượng sản phẩm có thể khá rộng vì đây là một khái niệm mơ hồ. Nó có thể được coi là giá trị tổng thể hoặc cụ thể của sự hài lòng về các chức năng và đặc điểm của sản phẩm. Chất lượng của một sản phẩm thường là tương đối. Không có biện pháp tiêu chuẩn mặc dù các quy tắc được đưa ra để đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu được tuân thủ bởi các nhà sản xuất.

Chất lượng sản phẩm có thể được xem xét theo ba quan điểm khác nhau:

  • Khách hàng: Chất lượng sản phẩm cho người mua sẽ đề cập đến sự hấp dẫn, chức năng, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm.
  • Nhà sản xuất: Chất lượng sẽ được xem là kỹ thuật, loại nguyên liệu thô được sử dụng và thực hành đóng gói được sử dụng trong sản xuất hàng hóa cụ thể.
  • Sản phẩm: Đây là một thử nghiệm khách quan về độ bền và độ tin cậy của sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm rất quan trọng đối với công ty. Bảo trì các sản phẩm chất lượng cao đảm bảo nhu cầu của người dùng trong khi các sản phẩm chất lượng kém ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và doanh số của công ty.

Tham khảo: Sản phẩm là gì? Cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là gì?

2.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài

Nhu cầu của nền kinh tế 

Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế.

  • Đòi hỏi của thị trường

Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.

hinh-anh-chat-luong-san-pham-la-gi-2

  • Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất

Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế. 

  • Chính sách kinh tế

Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật 

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất.

Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là: Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế. 

Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế 

Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như: 

  • Kế hoạch hóa phát triển kinh tế; 
  • Giá cả; 
  • Chính sách đầu tư; 
  • Tổ chức quản lý về chất lượng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi làm bài luận văn các chuyên ngành về Marketing, kinh tế, tài chính,… Luận Văn Việt nhận viết luận văn thuê đề giúp bạn hoàn thành bài luận một cách tốt nhất có thể.

2.2. Nhóm yếu tố bên trong

Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là:

Con người (Men) 

Đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhất. Con người bao gồm lãnh đạo, nhân viên trong doanh nghiệp và người khách hàng. Yếu tố cơ bản con người rất quan trọng vì: mọi quá trình đều do con người thực hiện, các yêu cầu đều do con người đưa ra và phục vụ con người.

Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm và vinh dự của mỗi thành viên trong xã hội. Đối với nhà sản xuất, sản phẩm được sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu xã hội. 

hinh-anh-chat-luong-san-pham-la-gi-3

Phương pháp, công nghệ (Methods) 

Phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Có nguyên liệu tốt, có kỹ thuật công nghệ thiết bị hiện đại nhưng không biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu thụ, bảo quản, sửa chữa, bảo hành… thì không thể nâng cao được chất lượng sản phẩm. 

Máy móc, thiết bị (Machines) 

Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Kỹ thuật, công nghệ, thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt và có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật, công nghệ, thiết bị có mối tương hỗ khá chặt chẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. 

Nguyên vật liệu (Materials) 

Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm.

Muốn có sản phẩm đạt chất lượng, điều trước tiên nguyên liệu để chế tạo sản phẩm phải đạt những yêu cầu về chất lượng (đúng số lượng, đúng chủng loại, đúng mức chất lượng, đúng kỳ hạn) thì doanh nghiệp mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.

3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm là gì? Các sản phẩm được sản xuất ra và được tiêu dùng đều phải đạt mức yêu cầu nào đó về chất lượng. Mức độ yêu cầu này phụ thuộc vào: Thứ nhất là yêu cầu của khách hàng, sau nữa là các quy định về chất lượng sản phẩm của Nhà nước, tiếp đó là trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật hay trình độ sản xuất và trình độ nhận thức của dân cư. 

Người tiêu dùng luôn có nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai. Nhu cầu hiện tại và tương lai đều phụ thuộc vào cả khả năng sản xuất của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Theo sự tác động hai chiều mà sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. 

hinh-anh-chat-luong-san-pham-la-gi-4

Có 8 chỉ tiêu sau đây để đánh giá chất lượng sản phẩm: 

1. Tính năng hoạt động (Performance)

  • Là các đặc điểm vận hành cơ bản của sản phẩm.

2. Đặc tính (Features)

  • Là những đặc điểm khác lôi cuốn người sử dụng.

3. Độ tin cậy (Reliability)

  • Là xác suất một sản phẩm không bị trục trặc trong một khoảng thời gian xác định.

4. Phù hợp (Conformance)

  • Là mức độ chính xác đáp ứng các tiêu chuẩn đã được xác lập của một sản phẩm.

5. Độ bền (Durability)

  • Là tuổi thọ của sản phẩm.

6. Khả năng dịch vụ (Servicebility)

  • Là tốc độ một sản phẩm có thể hoạt động lại bình thường sau khi có trục trặc cũng như sự thành thục và hành vi của nhân viên phục vụ.

7. Thẩm mỹ (Aesthetic)

  • Là sở thích cá nhân của một người liên quan đến bề ngoài, cảm giác, âm thanh, mùi và vị của một sản phẩm.

8. Chất lượng được cảm nhận (Perceived quality)

  • Là các thước đo gián tiếp như uy tín, cảnh quan nơi làm việc…

Qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn chất lượng sản phẩm là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chí đánh giá chất lượng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn trực tiếp. Chúc các bạn học tập tốt!

5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan