Phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để có thể tìm thấy nhiều kiến thức hơn về một chủ đề nghiên cứu nhất định. Vậy khái niệm của phương pháp phỏng vấn sâu là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu là như thế nào?
1. Khái niệm
Phương pháp phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn (nhà nghiên cứu) và người tham gia phỏng vấn (người trả lời) nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó.
Phương pháp phỏng vấn sâu thường được thực hiện để khai thác thêm các đặc tính cụ thể của người tham gia nghiên cứu về các mặt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Người nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu có thể dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của người tham gia phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn sâu thường được áp dụng khi:
- Người tham gia phỏng vấn có vai trò, mối quan hệ mật thiết đối với đối tượng nghiên cứu hoặc có ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Người nghiên cứu sau khi tiến hành phỏng vấn vẫn chưa hiểu rõ và xác định được đề tài nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu sâu.
2. Đặc điểm của phương pháp phỏng vấn sâu
Tùy theo từng mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu mà người nghiên cứu cần cân nhắc xem có nên lựa chọn thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu hay không.
2.1. Ưu điểm
- Thu được thông tin cực chi tiết và cụ thể về đối tượng tham gia phỏng vấn. Nhờ các cuộc hội thoại lặp đi lặp lại, người phỏng vấn có đầy đủ luận cứ, luận điểm để có thể phân tích về người tham gia phỏng vấn.
- Sự bình đẳng giữa những người tham gia phỏng vấn và người phỏng vấn. Như vậy, các kiến thức, câu hỏi sẽ dễ được trao đổi, bàn luận và phát triển hơn. Các ý kiến, câu trả lời sẽ có tính xây dựng và đóng góp cho chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu giúp đặt đối tượng phỏng vấn trong môi trường phù hợp. Điểm này đặc biệt là ưu điểm đối với các nghiên cứu khoa học về xã hội, con người.
2.2. Nhược điểm
- Các câu trả lời thường mang tính ước chừng nên khó có thể kết luận, khái quát hóa thành những lượng cụ thể. Nói cách khác, thông tin không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa.
- Phương pháp phỏng vấn sâu yêu cầu người phỏng vấn giàu kinh nghiệm và có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực. Như vậy, người phỏng vấn mới có thể dẫn dắt câu chuyện và đưa ra những câu hỏi, nhận định phù hợp.
- Quá trình phân tích thông tin cần nhiều thời gian. Người nghiên cứu cần chia nhỏ, phân loại thông tin sau đó tổng kết lại để đưa ra thành những luận điểm cụ thể, từ đó phát triển sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học sẽ còn gặp rất nhiều vấn đề khác nhau. Rất nhiều người tìm người viết hộ luận văn . Trong đó nổi lên là đơn vị Luận Văn Việt với kinh nghiệm 17 năm, hơn 500 CTV trong và ngoài nước, cam kết bảo mật, đúng hạn 100% và giá cạnh tranh nhất thị trường chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!
3. Trường hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực. Vì vậy, người nghiên cứu cần xác định thời điểm sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu trong các trường hợp:
- Chủ đề nghiên cứu mới, chưa có nhiều tài liệu và chưa được xác định rõ ràng. Các buổi phỏng vấn chuyên sâu sẽ giúp người phỏng vấn nắm bắt chắc chắn hơn về chủ đề nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu phù hợp.
- Nghiên cứu khoa học mang tính thăm dò và chưa xác định được các khái niệm, biến số trong nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu sâu sẽ cung cấp thông tin, hoàn thiện tri thức để người nghiên cứu có thể xử lý vấn đề này.
- Khi cần tìm hiểu sâu về một chủ đề nhất định. Đây cũng là mục đích cụ thể và rõ ràng nhất của phỏng vấn chuyên sâu.
- Khi ý nghĩa của các tri thức trong phỏng vấn quan trọng hơn các con số, số liệu cụ thể. Có nghĩa là, người nghiên cứu quan tâm đến tác động của các yếu tố trong nghiên cứu hơn là sự thống kê hóa chúng thành các con số, các tần số cụ thể.
4. Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu
Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu là công đoạn chuẩn bị các câu hỏi. Các vấn đề sẽ hỏi trong một buổi phỏng vấn chuyên sâu. Khác với các dạng phỏng vấn khác, phỏng vấn chuyên sâu cần được thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu, có tính đào sâu và phát triển, mở rộng vấn đề hơn.
Người nghiên cứu cần tổng hợp, thiết kế câu hỏi phỏng vấn và thiết kế thành bảng câu hỏi. Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu là công đoạn sắp xếp vị trí của các câu hỏi phỏng vấn sâu đã được thiết kế trước. Từ đó đảm bảo mục tiêu của cuộc phỏng vấn.
Một số loại câu hỏi thường gặp trong bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu như sau:
4.1 Câu hỏi mô tả
- Câu hỏi này sẽ yêu cầu đối tượng phỏng vấn mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Thường được đặt đầu bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để bắt đầu cuộc phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn sẽ cảm thấy yên tâm hơn và chủ động hơn.
4.2 Câu hỏi cơ cấu
- Đây là câu hỏi dùng để tìm hiểu xem đối tượng nghiên cứu sắp xếp các kiến thức của họ như thế nào. Được sử dụng để xác định tính logic của người nghiên cứu khi trả lời các câu hỏi cụ thể.
4.3 Câu hỏi đối lập
- Với câu hỏi này, người trả lời cần đưa ra quan điểm về sự khác nhau giữa các sự kiện. Sau đó trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện.
4.4 Câu hỏi về quan điểm/ giá trị
- Đây là câu hỏi để người trả lời có thể trình bày tư duy và phân tích của mình về một chủ thể được hỏi trong câu. Từ đó đưa ra những quan điểm cá nhân về chủ thể đó.
- Câu hỏi về cảm nhận: Câu trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn mang tính chủ quan, thể hiện cảm xúc của người trả lời về các chủ thể, sự kiện, con người,… được nhắc đến trong câu hỏi.
- Câu hỏi về kiến thức: Khi sử dụng câu hỏi này, người nghiên cứu tìm hiểu mức độ hiểu biết của người tham gia phỏng vấn về chủ đề được nói đến.
- Câu hỏi về cảm giác: Khác với câu hỏi về cảm nhận, câu hỏi về cảm giác giúp người nghiên cứu hiểu hơn về những thông tin mà đối tượng phỏng vấn cảm nhận được qua 5 giác quan (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác).
- Câu hỏi tiểu sử: Câu hỏi này có tính riêng tư cao nên người phỏng vấn cần hỏi thật khéo léo. Đối tượng phỏng vấn cần cung cấp những thông tin về đặc điểm cá nhân của mình.
Trong bài viết trên, Luận Văn Việt đã cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm và ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu khoa học. Bạn cần căn cứ vào đặc điểm của từng phương pháp phỏng vấn để sử dụng cho phù hợp.
Để được tư vấn thêm về các phương pháp nghiên cứu khoa học, hãy liên hệ với Luận Văn Việt. Liên hệ qua hotline: 0915 686 999 hoặc email: luanvanviet.group@gmail.com đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn 24/7.
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.