Thạc sĩ là gì? Phân loại, thời gian học? Có nên học thạc sĩ không?

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có mong muốn học thạc sĩ. Tuy nhiên nhiều ứng viên vẫn chưa thực sự hiểu thạc sĩ là gì cũng như đặc điểm, lợi ích của chương trình đào tạo thạc sĩ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với Luận văn Việt

Thạc sĩ là gì? Phân loại, thời gian học? Có nên học thạc sĩ không?
Thạc sĩ là gì? Phân loại, thời gian học? Có nên học thạc sĩ không?

1. Thạc sĩ là gì? 

Hiện nay, nhu cầu học thạc sĩ ngày càng lớn. Tiếp tục tham gia đào tạo thạc sĩ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy thạc sĩ là gì? Nhiều người vẫn chưa nắm được định nghĩa chính xác về thạc sĩ. 

Thạc sĩ là từ được dùng để chỉ học vị của một ai đó. Người là thạc sĩ là người có hiểu biết chuyên sâu, rộng về một lĩnh vực, chuyên ngành nhất định. Thạc sĩ là học vị cao hơn cử nhân (tốt nghiệp đại học) và thấp hơn tiến sĩ. 

Theo quy định, người học cần đáp ứng đủ các điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo mới có thể tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ. 

Nhấn mạnh thêm, không phải đơn vị nào cũng có thể đào tạo thạc sĩ. Các đơn vị đào tạo cần xây dựng đề án, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi được phê duyệt mới có thể tổ chức đào tạo. 

2. Lợi ích khi học thạc sĩ 

Lợi ích khi học thạc sĩ 
Lợi ích khi học thạc sĩ

Học thạc sĩ mang lại cho người học nhiều lợi ích. Khi học thạc sĩ, bạn có thể nhận được một số lợi ích dưới đây: 

Chuyên sâu hơn về kiến thức

  • Khác với đại học, tại bậc học thạc sĩ, học viên sẽ được tham gia các môn học chuyên sâu hơn, cụ thể hơn về chuyên ngành. 
  • Đồng thời, học viên cũng có thời gian nghiên cứu các vấn đề về ngành, chuyên ngành đó. Từ đó có lượng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực. 

Mở rộng cơ hội việc làm và thăng tiến trong công việc

  • Điều này đặc biệt đúng với các ứng viên là công nhân, viên chứng đang làm việc trong nhà nước. Từ việc có lượng kiến thức lớn, học viên có thể nâng cao trình độ của mình. 
  • Học vị thạc sĩ cũng chứng minh năng lực của người đó trong công việc và nhận được cơ hội thăng tiến. 

Gia tăng mối quan hệ với những người cùng chí hướng

  • Một lớp học thạc sĩ thường có từ 15 đến 50 người. Trong quá trình học tập, người học có thể kết nối với nhiều bạn mới, nhiều mối quan hệ mới. 

Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sỹ của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.

3.  Phân loại bằng thạc sĩ theo mức độ chuyên môn hiện hành

Phân loại bằng thạc sĩ theo mức độ chuyên môn hiện hành
Phân loại bằng thạc sĩ theo mức độ chuyên môn hiện hành

3.1. Bằng thạc sĩ học thuật

Bằng thạc sĩ học thuật là loại bằng mà tất cả học viên nhận được sau khi hoàn thành khóa học, chỉ về lĩnh vực khoa học của chuyên ngành học viên tốt nghiệp

2 loại bằng thạc sĩ học thuật

3.1.1. Thạc sĩ khoa học xã hội

Hiểu đơn giản, thạc sĩ khoa học xã hội là bằng thạc sĩ được trao cho các sinh viên, học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành đào tạo khoa học xã hội tại. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp sẽ nhận được bằng này. 

Để nhận được bằng thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Art – MA),học viên cần hoàn thành chương trình đào tạo từ 1,5 đến 2 năm

Một số ngành khoa học xã hội có thể kể đến như: báo chí, ngôn ngữ học,… 

3.1.2. Thạc sĩ khoa học tự nhiên

Tương tự, thạc sĩ khoa học tự nhiên được trao cho các học viên, sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo ngành đào tạo khoa học tự nhiên. 

Để nhận được bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MSc), học viên thường cần hoàn thành chương trình đào tạo trong vòng 1 năm. 

Ví dụ một số chuyên ngành khoa học tự nhiên như: hóa học, kinh tế học,… 

Bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên thường được đánh giá cao hơn bằng thạc sĩ khoa học xã hội. 

3.2. Bằng thạc sĩ nghiên cứu

Bằng thạc sĩ nghiên cứu được trao cho các sinh viên hoàn thành các chương trình đào tạo thạc sĩ mà trong chương trình có hàm lượng nghiên cứu cao. 

3 loại bằng thạc sĩ nghiên cứu như sau: 

3.2.1. Master of Research (MRes)

Trong chương trình đào tạo bằng MRes, học viên có cơ hội thực hiện nhiều nghiên cứu về chuyên ngành, nội dung học tập. Với chương trình này, học viên hoạt động như một nghiên cứu sinh

Các học viên tốt nghiệp bằng MRes sẽ có lợi thế tương đối lớn khi tham gia học tiến sĩ. 

3.2.2. Master by Research (MPhil)

Chương trình đào tạo MPhil tạo điều kiện cho học viên thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về ngành, chuyên ngành một cách độc lập

Khác với MRes, học viên có thể tự do, độc lập thực hiện các nghiên cứu để hoàn thành một dự án lớn. Vì vậy, thời gian học MPhil cũng dài hơn so với MRes. 

3.2.3. Master of Studies (MSt)

Với bằng này, học viên vừa cần tham gia các tiết học trên lớp, vừa cần thực hiện các nghiên cứu sâu về ngành hay chuyên ngành.

Hiện nay, không có quá nhiều trường đào tạo MSt. Tại một số trường, học viên có bằng MSt sẽ được tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ. 

3.3. Bằng thạc sĩ chuyên môn

Bằng thạc sĩ chuyên môn được hiểu đơn giản là bằng được cấp cho thạc sĩ tốt nghiệp các ngành, chuyên ngành mà nó gắn liền với các nghề nghiệp trong xã hội. 

Các chương trình đào tạo này không chỉ có lượng kiến thức chuyên sâu về ngành và còn có lượng lớn chất lượng hiện thực. Một số loại bằng thạc sĩ chuyên môn phổ biến như: 

  • Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
  • Thạc sĩ Quản trị Công
  • Thạc sĩ Giáo dục
  • Thạc sĩ Tổng hợp
  • Thạc sĩ Kiến trúc
  • Thạc sĩ Nghệ thuật
  • Thạc sĩ Kỹ thuật

Ngoài ra: Thạc sĩ Y tế công cộng, Thạc sĩ Khoa học thư viện, Thạc sĩ Luật, Thạc sĩ Âm nhạc,… 

Tại Việt Nam, đào tạo bằng thạc sĩ chuyên môn khá phổ biến và có nhiều đơn vị đào tạo

4. Thời gian đào tạo thạc sĩ 

Thời gian đào tạo thạc sĩ 
Thời gian đào tạo thạc sĩ

Thời gian học thạc sĩ chính là một trong những vấn đề quan trọng mà các ứng viên cần quan tâm. Nội dung này thường được đề cập trong các thông báo về chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo. 

Cụ thể, theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/5/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ như sau:

  • Các ngành đào tạo đại học có thời gian từ 5 năm trở lên, chương trình học thạc sĩ yêu cầu tối thiểu 1 năm. Tương đương 30 tín chỉ. 
  • Các ngành đào tạo đại học có thời gian dưới 5 năm, chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tương đương 45 – 60 tín chỉ.

Tùy theo từng ngành, từng đơn vị đào tạo, thời gian học tập bậc thạc sĩ có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều không được kéo dài quá 2 năm

5. Học thạc sĩ có thực sự cần thiết hay không?

Học thạc sĩ để làm gì? Học thạc sĩ có thực sự cần thiết hay không? Lựa chọn học thạc sĩ tuỳ thuộc theo nhu cầu của mỗi người, có thể có hoặc không và không bắt buộc

Học thạc sĩ sẽ giúp bạn trau dồi thêm kiến thức, mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt, có bằng thạc sĩ, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp và nâng cao thu nhập. 

Tuy nhiên, việc học thạc sĩ cũng yêu cầu khá nhiều thời gian và công sức. Bạn cần thực sự đầu tư vào đó – cả tinh thần và tài chính – để gặt hái được kết quả. Đặc biệt, quỹ thời gian của bạn sẽ trở nên eo hẹp hơn do các lớp học trong chương trình.

Bạn có thể căn cứ vào lợi ích của việc học thạc sĩ và nhu cầu, định hướng của bản thân và đưa ra quyết định. Đặc biệt, bạn cũng nên cân nhắc về tình hình tài chính của bản thân. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo và đơn vị đào tạo.

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin về thạc sĩ cũng như chương trình học thạc sĩ. Để biết thêm chi tiết về thạc sĩ và các học vị khác, mời bạn truy cập trang web luanvanviet.com. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ qua hotline: 0915 686 999 hoặc địa chỉ email: luanvanviet.group@gmail.com

5/5 (1 Review)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan