Quy định về số trang luận văn thạc sĩ là một quy tắc nhưng khá nhiều bạn sinh viên bỏ qua khi thực hiện luận văn. Chính vì vậy, những lỗi sai tuy nhỏ nhưng lại khiến bài luận của bạn mất điểm khá nhiều với Hội đồng chấm thi. Một số lỗi về nội dung Luận Văn Việt đã trình bày khá nhiều ở những bài viết phía trước. Bài viết này Luận Văn Việt sẽ trình bày kĩ hơn về số trang của luận văn thạc sĩ.
1. Quy định số trang luận văn thạc sĩ nhất định phải nắm rõ
Thực chất, không có quy định chính thức nào về quy định bài luận văn thạc sĩ bắt buộc phải được viết trong bao nhiêu trang. Nhưng vẫn có khoảng quy định số trang theo từng loại dạng, hướng triển khai và chuyên ngành. Trong đó có 2 nhóm chính:
- Luận văn theo hướng nghiên cứu: được trình bày trong khoảng từ 60 đến 80 trang A4
- Luận văn theo định hướng ứng dụng trình bày: trình bày từ 40 đến 60 trang A4
- Luận văn trong lĩnh vực khoa học xã hội sẽ có thể dài hơn, nhưng vẫn cần đảm bảo dưới 100 trang A4
Lưu ý: Số trang nêu trên không kể các đầu mục về mục lục, danh mục bảng biểu, phụ lục, danh mục từ viết tắt,…
2. Quy định số trang luận văn thạc sĩ cần chú ý những gì
Ở phần trên Luận Văn Việt đã thống kê lại những nội dung cần trình bày trong một bài luận văn. Tiếp theo ở phần 2, Luận Văn Việt sẽ trình bày một số quy định số trang luận văn thạc sĩ tính theo các phần mở đầu, nội dung và kết luận.
2.1. Phần mở đầu
- Đối với nội dung phần mở đầu bạn chưa cần trình bày chi tiết về nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy với những nội dung cần trình bày ở phần này.
- Thì độ dài hợp lý cho phần mở đầu của một bài luận là khoảng 15% – 20% độ dài toàn bộ bài luận. Độ dài này không tính trang bìa và trang phụ bìa.
- Trong quá trình thực hiện luận văn bạn có thể điều chỉnh hợp lý. Miễn sao đảm bảo trình bày chính xác nội dung cần có của phần mở đầu luận văn.
2.2. Phần nội dung
- Đây chính là phần body của luận văn. Ở phần nội dung này bạn sẽ trình bày chi tiết nhất những nội dung, thành quả mà bạn nghiên cứu.
- Độ dài luận văn thạc sĩ phần nội dung có ít nhất 02 chương. Không hạn chế về tối đa số chương
- Số chương của một luận bài luận văn cụ thể tuỳ thuộc vào đề tài theo đề cương đã được lựa chọn giữa học viên và giảng viên hướng dẫn.
- Không hạn chế số mục tối đa của mỗi chương nhưng mỗi chương phải có ít nhất 2 mục. Mỗi mục có thể không có tiểu mục hoặc vẫn có ít nhất 02 tiểu mục. Tiểu mục có thể được tiếp tục chia nhỏ, nhưng theo yêu cầu chỉ chia nhỏ và đánh số đến 04 chữ số (ví dụ: 1.2.1.1).
- Kết thúc mỗi chương cần phải có kết luận chương. Chữ “Kết luận chương” phải được in đậm và viết hoa, nhưng không được đánh số mục cho nội dung này.
- Số thứ tự mục, tiểu mục và dưới tiểu mục được đánh số bằng chữ số Ả rập; trong đó chữ số đầu tiên chỉ số chương.
2.3. Phần kết thúc
- Kết luận phải khẳng định được những nội dung chính của bài luận văn và kết quả đạt được, những đóng góp mới và đề xuất (nếu có). Phần kết luận luôn phải ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.
3. Kết cấu cơ bản của một luận văn thạc sĩ
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu về quy định số trang luận văn thạc sĩ. Luận Văn Việt trình bày sơ qua về kết cấu cơ bản, kết cấu chung của một bài luận văn cần đảm bảo.
Các mục nội dung của một bài khóa luận được sắp xếp theo trình tự dưới đây:
3.1. Trang bìa
Những thông tin và cách trình bày bắt buộc đối với trang bìa đó là:
- Thông tin trường và Khoa/ Viện nghiên cứu
- Logo trường
- Tên đề tài luận văn nghiên cứu
- Địa điểm, năm thực hiện luận văn.
Ngoài việc phải có đầy đủ những thông tin trên thì bạn cần chỉnh sửa, trình bày đẹp mắt cho trang bìa.
Tham khảo thêm: trang bìa luận văn thạc sĩ miễn phí 100%
3.2. Trang phụ bìa
Đối với trang phụ bìa, khá nhiều bạn khi làm báo cáo kết thúc học phần thường sẽ gộp chung với trang bìa. Tuy nhiên khi trình bày luận văn, nhất là đối với luận văn thạc sĩ. Ngoài những thông tin cần có như trang bìa thì đây là những thông tin mà bạn cần phải ghi ở trang phụ bìa.
- Thông tin của sinh viên như: Tên, lớp, mã số sinh viên
- Tên giảng viên hướng dẫn
- Địa điểm, năm thực hiện luận văn.
Cách trình bày trang phụ bìa sẽ khá giống với trang bìa về font chữ, màu chữ, kiểu chữ,…
3.3. Lời cam đoan
Những nội dung cần có trong lời cam đoan như sau:
“Tôi cam đoan: Luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của … (ghi học hàm, học vị và họ, tên của giảng viên hướng dẫn), phải đảm bảo tính trung thực và luôn tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này”.
Và học viên phải ký ghi rõ họ tên vào lời cam đoan.
3.4. Danh mục từ viết tắt (nếu có)
Học viên chỉ được viết tắt đối với một số tên riêng quá dài, những thuật ngữ chuyên ngành được cho phép.
Khi đó bạn cần lập bảng danh mục từ viết tắt theo yêu cầu:
- Danh mục sẽ chia thành 2 cột: Từ viết tắt và nội dung được viết tắt
- Các từ viết tắt được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
3.5. Mục lục
Mục lục liệt kê các đầu mục kèm theo một số lưu ý như sau:
- Phần mở đầu (không liệt kê chi tiết các nội dung trong Phần mở đầu)
- Tên chương, mục, tiểu mục, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và số trang bắt đầu các bộ phận hoặc chương, mục, tiểu mục của khóa luận.
- Tại Mục lục chỉ nêu tên các tiểu mục được đánh số đến 03 chữ số (ví dụ: 1.1.1; 2.1.1), Mặc dù ở phần nội dung luôn được phép đánh số tiểu mục đến 04 chữ số.
- Tên chương, tên mục và tên tiểu mục nêu trong. Mục lục luôn phải thống nhất với tên chương, tên mục, tên tiểu mục trong phần nội dung khóa luận.
3.6. Phần mở đầu
Những nội dung cần trình bày ở phần mở đầu luận văn chúng tôi đã trình bày khá kĩ ở những bài viết trước. Luận Văn Việt tóm tắt lại bao gồm:
- Lý do chọn đề tài
- Tình hình nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phương pháp tiến hành nghiên cứu
- Bố cục tổng quát của khóa luận
Chi tiết cụ thể từng tiểu mục về yêu cầu và nội dung, bạn có thể tìm hiểu tại những bài viết trước đây của Luận Văn Việt.
3.7. Phần nội dung
Đây là phần cốt lõi của luận văn, như phần thân bài của một bài văn học. Trình bày cụ thể những nội dung dưới đây:
- Cơ sở lý thuyết
- Phân tích thực trạng thực tế của vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá, thảo luận về kết quả nghiên cứu được và đề xuất giải pháp.
3.8. Kết luận
Kết luận đề tài nghiên cứu luận văn bao gồm những nội dung sau:
- Kết luận chung
- Hạn chế của đề tài
- Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.9. Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo phải trích dẫn đầy đủ, đúng yêu cầu của Khoa/ Viện nghiên cứu cũng như yêu cầu chung của Bộ.
3.10. Phụ lục (nếu có)
Mục này tuy không bắt buộc nhưng hầu như bất cứ bài luận nào cũng sẽ có phần này. Đây là phần trình bày những nội dung:
- Bảng biểu, hình ảnh, biểu đồ
- Các bản án
- Mẫu hợp đồng, mẫu phiếu khảo sát và điều tra xã hội học
- Kết quả thống kê khảo sát
Những nội dung có ý nghĩa và có liên quan đến nội dung của đề tài mà không tiện đưa vào phần nội dung của khóa luận.
Một bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh còn cần rất rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Để đảm bảo bài làm được đúng chuẩn nhất, nhiều người tìm đến dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của Luận Văn Việt. Được thành lập từ 2007, 200+ CTV chất lượng cao, Giá cả cạnh tranh nhất thị trường, Chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng!
4. 3 yêu cầu cơ bản về trình bày của luận văn thạc sĩ
Đối với mỗi chuyên ngành cũng như các Khoa/ Viện nghiên cứu khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với luận văn. Tuy nhiên về hình thức trình bày và quy định về đánh số trang. Thì hầu như tất cả đều thống nhất những yêu cầu chung:
Căn lề
Mật độ chữ bình thường, không được nén và không kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
Dãn dòng đặt ở chế độ 1,2 lines.
Quy định về bề rộng lề của trang soạn thảo: lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3cm; lề phải 2 cm.
Số thứ tự của trang được đánh ở giữa và phía trên đầu mỗi trang. Trang 1 là trang đầu tiên của phần “Mở đầu”.
Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy (landscape) thì chiều đọc là chiều từ gáy luận văn đọc ra. Số thứ tự của từng trang được đánh số như trang dọc.
Xem thêm chi tiết về cách căn lề trong luận văn thạc sĩ đúng chuẩn để tránh bị trừ điểm oan ngay nhé!
Định dạng và kiểu chữ
Một số yêu cầu về định dạng và kiểu chữ đối với một bài luận văn thạc sĩ:
- Sử dụng chữ (font) thuộc mã UNICODE, kiểu chữ chân phương, dễ đọc.
- Đối với phần nội dung (văn bản) nên dùng cỡ 13 của loại chữ Times New Roman hoặc tương đương.
- Cỡ chữ của tên chương và tên đề mục có thể chọn lớn hơn, cỡ chữ của tên chương phải lớn hơn cỡ chữ của tên đề mục.
- Một số từ và cụm từ được đặt ở đầu trang, ngay giữa trang và có kiểu chữ, cỡ chữ giống nhau:
- “Mở đầu”
- Tên các chương
- “Kết luận và kiến nghị”
- “Danh mục tài liệu tham khảo”
- Kiểu trình bày (kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách thụt vào đầu dòng,…) đối với các đề mục cùng cấp (xem mục 5 ở ngay dưới) phải giống nhau trong toàn bộ luận văn.
Quy định này luôn được áp dụng cho tên hình vẽ hay tên các bảng biểu
Trên đây chỉ là tóm gọn về trình bày. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn đọc xem bài viết về quy định trình bày trong luận văn thạc sĩ nhé!
Đánh số trang
Mặc dù việc đánh số trang hiện nay rất phổ biến và đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, đối với luận văn thì đánh như thế nào chính xác, đúng yêu cầu thì còn khá nhiều học viên còn vướng mắc. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản về đánh số trang luận văn thạc sĩ:
- Đánh số ở giữa trang (cỡ chữ = 13).
- Các trang trước trang Chương 1 thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (ví dụ: i, ii, iii, iv, v,…):
- Trang tóm tắt
- Trang lời cảm tạ
- Trang mục lục
- Trang danh sách bảng
- Trang danh sách hình
- Trang các từ viết tắt (nếu có),…
- Không đánh số trang bìa.
- Bắt đầu đánh số trang bằng số Á-rập (1, 2, 3,…) từ chương 1 đến phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
Trên đây là quy định số trang luận văn thạc sĩ cơ bản nhất. Cùng với đó là những quy định khác ở các phần của luận văn. Với những chia sẻ này, Luận Văn Việt hy vọng sẽ giúp được các bạn có kiến thức căn bản nhất để hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.