Khái niệm và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN

4.6/5 - (90 bình chọn)

Nhà nước pháp quyền là gì? Đặc trưng của nhà nước pháp quyền là gì? Hãy cùng Luận Văn Việt tìm hiểu để hiểu rõ hơn về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

hinh-anh-nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-1

1. Khái niệm nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức tạp. Được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hiểu đơn giản nhà nước pháp quyền là một nhà nước quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật. Nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.

Theo Wikipedia: Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền.

Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa. Trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội, tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức , chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá nhân, với tư cách là những chủ thể pháp luật, những người mang các quyền tự do của con người và công dân.

2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền là gì?

Đặc trưng nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm. Nhất là trong học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị – Pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị – Pháp lý nhân loại.

Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.

Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ. Đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.

Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

  • Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội. Quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến. Mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền. Chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
hinh-anh-nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-2

Xem thêm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

  • Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người. Tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.
  • Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ. Nhất là về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc. Đó là: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; Đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm.

Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan. Nó phải được phân chia giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.

Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.

  • Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.
  • Hình thức, phương thức bảo vệ Hiến pháp – Pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau. Nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp. Loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp. Không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này.
  • Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp dân chủ. Minh bạch, trong sạch để duy trì – bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
hinh-anh-nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-3

Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ. Quan hệ Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

  • Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị trường. Theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.
  • Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội. Tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (Tự quản) của các cấu trúc xã hội (Các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội).
  • Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp quyền gắn liền với KTXH. Phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật.

3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Nhà nước pháp quyền XHCN là một Nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, vừa khẳng định được bản sắc đặc thù của riêng mình.

Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

  • Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
  • Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.
  • Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật. Bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
  • Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
  • Trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất. Có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: Lập pháp; Hành pháp và tư pháp. Dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
hinh-anh-nha-nuoc-phap-quyen-la-gi-4

Trên đây, Luận Văn Việt đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm Nhà nước pháp quyền là gì? Cũng như những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

5/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan