KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH – đặc điểm, đặc trưng cơ bản

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn đang tìm kiếm những thông tin về khái niệm công ty hợp danh, đặc điểm và đặc trưng về công ty hợp danh. Cùng đọc bài viết về những kiến thức về công ty hợp danh và những đặc trưng dưới đây nhé!

KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH - đặc điểm, đặc trưng cơ bản
KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH – đặc điểm, đặc trưng cơ bản

1. Khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2020

Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm công ty hợp danh như sau:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2020
Khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp 2020

Ví dụ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công ty sử dụng hình thức công ty hợp danh, đặc biệt là các công ty ngành luật. Ví dụ như:

  • Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt. Địa chỉ: Số 1, Lô 13A trung Yên 6, phố Trung Hòa, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Công ty Luật hợp danh Đông Thành. Địa chỉ: Số 1 Trung Hòa, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Công ty Luật Hợp danh Hoàng Đàm và Toàn cầu. Địa chỉ: Số 376 Đê La Thành, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội.
  • Công ty Luật hợp danh YKVN. Địa chỉ: Phòng 1102, Lầu 11, The metropolitan, 235 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q1, TPHCM.
  • Công ty Luật hợp danh Nam Việt Luật. Địa chỉ: 467/7 Đại lộ Bình Dương, P. Phú Cương, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.  

2. Phân loại công ty hợp danh

2.1. Công ty hợp danh

Thành viên

  • Trong công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh. 

Trách nhiệm của thành viên

  • Các thành viên trong công ty hợp danh có chế độ và mức chịu trách nhiệm vô hạn.  
2 loại công ty hợp danh
2 loại công ty hợp danh

2.2. Công ty hợp danh hữu hạn

Thành viên

  •  Trong công ty hợp danh hữu hạn vừa có  thành viên hợp danh, vừa có thành viên góp vốn

Trách nhiệm của thành viên

  •  Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn. 

3. Đặc điểm của công ty hợp danh

Số lượng thành viên

  • Theo quy định công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (là thành viên hợp danh). Ngoài ra công ty có thể thêm nhiều thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. 

Nghĩa vụ đối với thành viên hợp danh

  • Họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ. 

Nghĩa vụ với thành viên góp vốn

  •  Họ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 

Tư cách pháp nhân

  •  Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Điều khoản khác 

  • Các công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán. 
Đặc điểm của công ty hợp danh
Đặc điểm của công ty hợp danh

4. Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh

Mỗi thành viên đều có phần của mình (phần lợi)

  •  Mỗi thành viên trong công ty hợp danh đều có phần của mình gọi là phần lợi. Phần lợi này tương ứng với phần vốn góp vào công ty. 
  •  Phần vốn góp vào công ty của các thành viên có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. 
  • Phần vốn góp vào của các thành viên không có đặc tính là tự do chuyển nhượng.

Các thành viên vẫn đều có tư cách pháp nhân

  • Mỗi thành viên trong công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân và họ hoạt động dưới tên chung là tên doanh nghiệp.  
  • Mỗi thành viên trong công ty phải có đủ năng lực trí tuệ, những yêu cầu thiết yếu về con người để đủ điều kiện ghi tên vào danh bạ thương mại. 
  • Trường hợp công ty phá sản, mỗi thành viên trong công ty hợp danh cũng bị phá sản thương nhân.  

Thành viên đều phải chịu trách nhiệm, liên đới vô hạn với các khoản nợ của công ty

  • Các thành viên trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm trực tiếp với các khoản nợ vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với toàn bộ số tiền nợ.
  • Việc chịu trách nhiệm, liên đới vô hạn với các khoản nợ là không giới hạn đối với bất kì thành viên nào. Đây là quy định bắt buộc trong công ty hợp danh và không được phép tồn tại thỏa thuận khác kèm theo.  
Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh
Đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh

5. Quy định về thành viên trong công ty hợp danh

Khái niệm

Là cá nhân 

  • Thành viên hợp danh trong công ty bắt buộc phải là các cá nhân, không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. 

Chịu trách nhiệm

  • Thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ của mình bằng toàn bộ tài sản của mình. 
  • Các thành viên còn chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các nghĩa vụ của công ty. 

Có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành

  •  Mỗi thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty theo pháp luật.
Quy định về thành viên trong công ty hợp danh
Quy định về thành viên trong công ty hợp danh

Quyền của thành viên hợp danh

Họp, thảo luận, biểu quyết

  •  Trong mỗi cuộc họp, thảo luận, biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh có một hoặc nhiều phiếu biểu quyết (theo quy định công ty) để tham gia biểu quyết các vấn đề trong điều hành công ty. 

Nhân danh công ty kinh doanh, hành nghề

  • Trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng, mỗi thành viên có thể nhân danh công ty để tạo ra các giao dịch, giao ước có lợi nhất cho công ty. 

 Sử dụng tài sản công ty

  •  Mỗi thành viên có thể sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành nghề kinh doanh của công ty. 
  • Nếu thành viên đó ứng trước tiền của mình kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả tiền gốc và lãi.
  • Tiền lãi được tính theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước. 

Yêu cầu bù đắp thiệt hại

  • Mỗi thành viên có thể yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
  • Tuy nhiên điều này chỉ được chấp thuận nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó. 

Yêu cầu cung cấp thông tin

  • Thành viên hợp danh được phép yêu cầu công ty và thành viên khác trong công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, tài sản, kế toán và tài liệu khác của công ty. 

Chia lợi nhuận tương ứng

  •  Mỗi thành viên hợp danh được chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo quy định của công ty theo những điều lệ thỏa thuận từ trước. 

Chia tài sản tương ứng nếu phá sản

  •  Trong trường hợp công ty giải thể hay phá sản, các thành viên hợp danh được chia tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo điều lệ được thỏa thuận từ trước. 

Hạn chế về quyền của công ty hợp danh

Không được làm chủ doanh nghiệp

  • Theo quy định thành viên hợp danh của công ty phải là tư cách cá nhân, không được đứng tên là chủ doanh nghiệp. 
  • Không được là thành viên hợp danh của công ty khác, trừ khi được các thành viên còn lại đồng ý.  

Không được mang danh cá nhân

  • Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành nghề của công ty để tư lợi hay phục vụ lợi ích của bên khác 

Không được chuyển phần vốn góp nếu không có sự đồng ý của các thành viên còn lại

  • Thành viên hợp danh không được chuyển tài sản góp vốn của mình (1 phần hoặc toàn bộ) mà không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác. 

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh

  • Mỗi thành viên có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng.
  • Tốt nhất là đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. 

Không được sử dụng tài sản của công ty tư lợi

  • Các thành viên không được sử dụng tài sản công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích tổ chức, cá nhân khác. 

Hoàn trả tiền hoặc tài sản nếu gây thiệt hại cho công ty

  • Nếu làm trái quy định của pháp luật, điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả nợ nếu công ty không đủ trả

  • Nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty thì mỗi thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả nợ. 

Chịu khoản lỗ tương ứng nếu kinh doanh lỗ

  • Trong trường hợp công ty kinh doanh lỗ, mỗi thành viên phải chịu khoản lỗ ứng với phần vốn góp. 

Báo cáo hàng tháng về tình hình và kết quả kinh doanh

  •  Khi có thành viên có yêu cầu, hoặc theo định kỳ hàng tháng, mỗi thành viên cần báo cáo chính xác, chi tiết về tình hình và kết quả kinh doanh của mình.  

 

Những chia sẻ dưới đây chắc hẳn đã giúp bạn có thể hiểu khái niệm công ty hợp danh và những vấn đề liên quan. Cùng follow chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích về những doanh nghiệp luật nhé! 

0/5 (0 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan