Literature Review là gì? Cách viết Literature Review hay nhất

4.7/5 - (17 bình chọn)

Sinh viên thường gặp khó khăn trong việc viết Literature Review của mình do chủ đề mình viết không yêu thích, phạm vi chủ đề không phù hợp, việc gặp thầy giáo bất tiện,… Vậy Literature Review là gì? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu rõ về vấn đề này cũng như hướng dẫn bạn biết các viết Literature Review đơn giản mà mang lại hiệu quả cao nhất.

hinh-anh-literature-review-la-gi-1

1. Literature Review là gì?

Literature Review là xác định, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu khoa học xoay quanh một vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Nó bao gồm các phân tích phản biện về mối quan hệ giữa các kết quả nghiên cứu khác nhau, và liên hệ các kết quả đó với nghiên cứu của bạn.

Literature review có thể dưới dạng một bài nghiên cứu độc lập, là phần mở đầu của một bài báo khoa học hoặc là một chương trong luận văn/luận án cung cấp khung lý thuyết/cơ sở lý luận cho một nghiên cứu.

2. Mục đích của Literature Review

Viết Literature Review không chỉ nhằm giúp sinh viên thể hiện hiểu biết của họ trong lĩnh vực nghiên cứu mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề sau:

  • Phân tích và tìm ra câu hỏi nghiên cứu mới
  • Liên hệ lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu, cung cấp các khái niệm cơ bản
  • Tăng hiểu biết về các phương pháp tiếp cận khác nhau đã được áp dụng cho vấn đề nghiên cứu này
  • Tránh các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận kém hiệu quả
  • Đề ra kiến nghị và định hướng nghiên cứu cho tương lai
  • Chỉ ra bằng chứng, những vấn đề mâu thuẫn với nhau

Những bài báo nổi tiếng nhất, trích dẫn nhiều nhất, từ các tác giả lớn nhất, phần lớn là các bài Tổng hợp Literature hoặc Phản biện Literature, đặc biệt là trong khoa học kinh tế và khoa học xã hội.

Trong kinh doanh, nếu nói khách hàng là quan trọng nhất, các công cụ marketing tất cả cũng chỉ là từ nhu cầu khách hàng và để thỏa mãn khách hàng. Thì trong khoa học, tất cả các nghiên cứu thực nghiệm cũng đều từ Literature và để đóng góp lại cho Literature.

Nói vậy để thấy sự quan trọng của Literature Review và sự cần thiết phải thay đổi cách viết Literature Review cho phù hợp với yêu cầu khoa học. Từ đó những đề tài của các bạn sinh viên sẽ có giá trị hơn, đóng góp nhiều hơn cho các dự án lớn của các thầy cô, và công bố được ở các tạp chí quốc tế uy tín.

Literature review được xuất hiện rất nhiều trong các đề thi. Bên cạnh đó, compare and contrast cũng không “kém cạnh”. Hãy cùng tham khảo ngay compare and contrast essay cùng hưỡng dẫn cách làm, cấu trúc hoàn toàn miễn phí!

3. 2 kiểu Literature Review thường gặp

Có hai nghiên cứu lý thuyết là thuyết minh (narrative) và hệ thống (systematic). Một bài nghiên cứu thuyết minh có thể là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống và ngược lại.

3.1 Nghiên cứu lý thuyết thuyết minh (narrative literature review)

  • Phân tích, tổng hợp một cách tường tận và thấu đáo
  • Không theo một quy trình rõ ràng, cụ thể (non-explicit protocol)
  • Các nghiên cứu chọn để phân tích là những nghiên cứu yểm trợ những đề xuất của tác giả (nhưng vẫn mang tính khách quan, cân bằng)
  • Có thể đánh giá chất lượng và điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tính
  • Khi thiếu dữ kiện, tác giả có thể đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của chính mình – và độ thuyết phục của những đề xuất cá nhân này tùy thuộc vào độ mạnh của những dữ kiện cơ sở mà tác giả sử dụng trong bài (underlying evidence)

hinh-anh-literature-review-la-gi-2

3.2 Nghiên cứu lý thuyết hệ thống (systematic literature review)

  • Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)
  • Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)
  • Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)
  • Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)
  • Thường gồm các nghiên cứu định lượng
  • Khi thiếu dữ kiện, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu

4. Hướng dẫn cách viết Literature Review hay nhất

4.1. Xác định vấn đề, phạm vi nghiên cứu (Scoping)

Ở bước đầu tiên này, bạn cần xác định xem literature review mình viết sẽ trả lời những câu hỏi nào. Bạn cũng cần đưa ra các tiêu chí để lựa chọn những bài báo khoa học để đưa vào phần literature review và loại bỏ những bài báo (articles) ít liên quan. Để lọc được các bài articles chất lượng, bạn cần tập trung đọc phần tóm lược (abstract), giới thiệu (introduction), và phần kết luận (conclusion) của mỗi article.

Bạn cần chú ý rằng câu hỏi cho phần literature review và câu hỏi nghiên cứu luận văn là khác nhau. Chẳng hạn, câu hỏi phần literature review là “Nghiên cứu trước đây kết luận những yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp?”. Còn câu hỏi chính của luận văn nên là “Đối với các công ty dược tại Anh, hiện tại những yếu tố này còn quan trọng đối với cấu trúc vốn hay không?”

Cho nên, làm literature review chỉ giúp bạn tìm thấy một phần đáp án cho bài luận văn, dựa trên nghiên cứu thứ cấp (secondary research). Còn để trả lời toàn bộ câu hỏi nghiên cứu của bài luận thì bạn cần phải thực hiện thêm nghiên cứu sơ cấp (primary research).

Tùy vào mục tiêu của luận văn mà bạn cần đưa ra câu hỏi nghiên cứu literature review khác nhau. Chẳng hạn, nếu mục tiêu luận văn tập trung vào “kết quả”, thì câu hỏi nên đặt ra là “Những báo cáo khoa học trước cho thấy yếu tố X và Y ảnh hưởng đến kết quả Z như thế nào?”.

Nếu mục tiêu luận văn là “lý thuyết”, thì phần literature review cần trả lời cho câu hỏi “Những lý thuyết chính nào đã được sử dụng để giải thích hiện tượng X?”

Các tiêu chí cụ thể để lựa chọn bài báo khoa học bao gồm:

  • Các bài báo phải viết bằng tiếng Anh, đã được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng.
  • Các bài báo phải sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính.
  • Các bài báo phải được công bố trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên cũng có những bài báo cũ hơn nhưng tạo nền tảng quan trọng cho nghiên cứu thì vẫn cần phải nhắc tới.
  • Dữ liệu sử dụng của các bài nghiên cứu không được trùng lặp.
  • Bài báo phải công bố các dữ liệu định lượng như trung bình mẫu và phương sai mẫu. Hoặc bài báo phải công khai các dữ liệu thô đủ để tính toán trung bình mẫu và phương sai mẫu

Tiêu chí lựa chọn bài báo khoa học phải rõ ràng và toàn diện để bạn có thể lựa chọn những bài báo phù hợp nhất với nghiên cứu của mình.

hinh-anh-literature-review-la-gi-3

Tham khảo ngay Essay là gì? Hướng dẫn cách viết essay đơn giản mà cuốn hút >>>TẠI ĐÂY<<<

4.2. Lên kế hoạch (Planning)

Trong bước này bạn cần chia nhỏ câu hỏi nghiên cứu thành những khái niệm riêng lẻ để hình thành từ khóa tìm kiếm (anchor articles) về chủ đề đã chọn. Các anchor articles là các bài nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực bạn đang quan tâm. Khi đó, bạn có thể xem phần “References” của các article này để định vị ra các articles tiếp theo cần phải đọc…

Có 3 cách giúp bạn thực hiện điều này:

  • Thứ nhất, hỏi advisor, hoặc chuyên gia trong ngành/lĩnh vực bạn đang quan tâm.
  • Thứ hai, tìm trên thư viện online. Các trường đại học lớn thường mua bản quyền của nhiều tạp chí nghiên cứu, do đó nguồn dữ liệu dồi dào và miễn phí cho sinh viên. Ví dụ Thư viện Đại học quốc gia Seoul: http://library.snu.ac.kr
  • Thứ ba là tìm trên Google Scholar: https://scholar.google.co.kr

Lưu ý: trong cách tìm kiếm online: Phải lựa chọn từ khoá tìm kiếm phù hợp, nên thử nhiều từ khoá khác nhau… Ví dụ: academic research performance, university professor’s research performance, teacher research performance,…

Quá trình tìm kiếm này cũng giúp bạn thu hẹp (narrow) chủ đề nghiên cứu sao cho cụ thể hơn. Ví dụ nếu bạn quan tâm tới “university professor research performance”, trong quá trình tìm kiếm bạn có thể lựa chọn hẹp lại ví dụ, how factor A affects university professor research performance…

Download or print all articles (khoảng 20 articles). Phần lớn các articles đều có thể access online. Name a new folder like “Literature Review”.

Nếu không thể access toàn bộ article thì tối thiểu nên save phần abstract của từng article. Phần abstract thường đã trình bày methodology và các findings chính của article đó.

4.3. Đánh giá và chọn lọc dữ liệu

Khi bạn đã có list các articles cần đọc, thì việc tiếp theo là cần organize các article đó trước khi take notes.

  • Sử dụng phần mềm quản lý tài liệu nếu số lượng tài liệu phê bình lớn (ie. Refworks, Endnote, Mendeley,…)
  • Đọc Tựa đề hoặc Phần Tóm Tắt của tất cả các kết quả tìm được từ quy trình trên; nếu thỏa bộ tiêu chí bao gồm và loại trừ thì lấy nguyên bài (full-text) để đọc
  • Đọc full-text, tập trung vào phần Phương Pháp và Kết Quả hơn là phần Giới Thiệu và Kết Luận. Tiếp tục đối chiếu với tiêu chí bao gồm và loại trừ trong khi đọc để giảm bớt các bài không phù hợp
  • Ở bước này, chú trọng vào độ cụ thể (specificity)
  • Ghi chú lại số lượng bài bị loại bỏ và lý do
  • Đánh giá tổng quan về chất lượng bài báo (để ý đến phương pháp)

Phần Đánh giá và chọn lọc dữ liệu được xem là một trong những bước quan trọng và dễ khiến bài làm đi sai nhất. Bạn có thể tham khảo dịch vụ làm assignment và essay tại Luận Văn Việt. Với 17 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ học vấn cao, chắc chắn sẽ hoàn thành bài làm của bạn nhanh và xuất sắc nhất.

4.4. Trình bày dữ liệu

Tóm tắt bằng cách liệt kê hoặc lập sơ đồ các tài liệu tham khảo cùng với kết quả nghiên cứu của chúng (ví dụ: dưới dạng bảng biểu). Sau đó bạn cần tổng hợp và đánh giá, phê bình

Có 3 hình thức tổng hợp

  • Thống kê (statistical): Meta-analysis (phân tích tổng hợp)
  • Thuyết minh (narrative): tóm tắt bằng lời văn: sắp xếp theo chủ đề, loại nghiên cứu, vv…
  • Theo khái niệm: gom các khái niệm của các nghiên cứu khác nhau lại thành một nhóm để phân tích

hinh-anh-literature-review-la-gi-4

Các vấn đề có thể phân tích

  • Nền tảng lý thuyết
  • Thiết kế nghiên cứu
  • Phương pháp chọn mẫu
  • Cách đo lường
  • Chiến lược phân tích dữ liệu
  • Phân tích kết quả
  • Tổng hợp, đánh giá các kết quả nghiên cứu để đi đến một kết luận rõ ràng về các bằng chứng hiện có

5. Các lỗi thường gặp khi viết Literature Review

  • Giới thiệu không rõ ràng – đừng đợi đến cuối mới viết ý chính của bạn
  • Bao quát chưa đầy đủ các tài liệu hiện có
  • Thiếu tính tổng hợp(integration)
  • Thiếu đánh giá phê phán (critical appraisal) – đi vào những lỗi và điểm yếu của dữ kiện/ bằng chứng
  • Không điều chỉnh kết luận sau khi đánh giá phê phán
  • Những khẳng định và bằng chứng mập mờ, không rõ ràng
  • Chỉ phê bình những bằng chứng một cách ‘có chọn lọc’

6. Hướng dẫn cách trình bày Literature Review

Cấu trúc Literature Review 3 cấp độ:

6.1 Parent Theory (Theory Base) – Lý thuyết nền

Là phần lý thuyết nền tảng để dẫn đến vấn đề cần nghiên cứu. Lý thuyết nền tảng được chọn trình bày cần có mối quan hệ trực tiếp và bao hàm vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là những khái niệm, lĩnh vực chúng ta được học trong các môn tại giảng đường. Sở dĩ LR phải bắt đầu bằng phần này là để xác định lại vấn đề nghiên cứu của mình đang phục vụ cho lĩnh vực nào.

6.2 Research Problem Theory – Lý thuyết trực tiếp

Là phần lý thuyết trọng tâm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Khác với phần trước, phần này yêu cầu phải trình bày kết hợp với lập luận. Lý thuyết ở đây là các nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh vực, các mô hình được dùng, các kết quả nghiên cứu khác nhau. Kết quả của phần này là xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” (mô hình) dùng trong bài.

Ví dụ: Một nghiên cứu về Customer Satisfaction cần trình bày lại các “gap” trong mô hình SERVQUAL, khả năng ứng dụng của mô hình và tại sao mô hình này phù hợp cho đề tài hiện tại. Thật sự nếu làm đúng như vậy thì đây là phần rất khó đối với chúng ta vì không có cơ hội đọc và review nhiều bài. Tuy nhiên, ít nhất bạn cũng có thể trình bày được tại sao mô hình này lại phù hợp với bài của mình.

6.3 Research Issues (Your Study) – Xây dựng vấn đề, mô hình, giả thuyết

Sau khi xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” cho đề tài từ những lập luận ở phần trước. Phần này dùng để trình bày lại “theoretical framework” (chính là model) của mình với đầy đủ các định nghĩa các yếu tố, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra dùng để test. Đây chính là phần các bạn phải làm và đang làm tốt trong các thesis hiện tại.

hinh-anh-literature-review-la-gi-5

Các lỗi về trình bày Literature Review thường gặp:

  • Tập trung vào mô hình và định nghĩa các yếu tố: đưa ra mô hình, trình bày định nghĩa các yếu tố mà không nói được tại sao chọn mô hình này, sự phù hợp đối với đề tài.
  • Tập trung vào bối cảnh nghiên cứu: trình bày một vài số liệu cho thấy ngành này quan trọng, đang phát triển, công ty này quan trọng, đang gặp khó khăn và không nói được nền tảng lý thuyết.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về Literature Review là gì cũng như hướng dẫn cách viết Literature Review chi tiết nhất. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quát về Literature Review. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com

5/5 (2 Reviews)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan