Trong quá trình bảo vệ luận văn, cách thuyết trình luận văn thạc sĩ sao cho lôi cuốn và gây được ấn tượng cao luôn là một câu hỏi mà nhiều diễn giả đang gặp khó khăn trong việc tìm ra câu trả lời. Chính vì thế, trong bài viết này, Luận Văn Việt đã liệt kê một số kinh nghiệm mấu chốt mà bạn cần nắm rõ, từ đó giúp cho bài thuyết trình của bạn trở nên dễ dàng hơn trong việc đạt được điểm cao của hội đồng ban giám khảo.
1. Khái quát sơ lược về quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ
Một quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ thông thường sẽ gồm có 2 phần chính, bao gồm:
1.1 Công tác chuẩn bị trước khi bảo vệ luận văn
Thời gian này sẽ diễn ra trước ngày bảo vệ luận văn khoảng 20 ngày, nhiệm vụ bạn cần làm đó là hoàn thành mọi thủ tục và các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết đến bộ phận đào tạo sau đại học, bao gồm:
- Đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ hoặc giấy đề nghị của giảng viên hướng dẫn cho phép bảo vệ luận văn thạc sĩ.
- Lý lịch khoa học của người dự thi có xác nhận của cơ quan chủ quản.
- Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ Anh Văn B1 có công chứng.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học kèm với bảng điểm có công chứng.
- 05 cuốn luận văn đóng bìa mềm.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo cho bài thuyết trình luận văn của bạn trở nên chỉn chu và không gặp những vấn đề ngoài ý muốn, bạn cần phải chuẩn bị cho mình thật kỹ cả về kiến thức lẫn kỹ năng trình bày. Đầu tiên, bạn nên dành ra một vài buổi để tập thuyết trình, địa điểm tập có thể là một căn phòng lớn tương tự như phòng bạn sẽ sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo qua những kịch bản bảo vệ luận văn thạc sĩ của những người đi trước đồng thời xem qua bài thuyết trình của họ để rút kinh nghiệm cho bản thân.
Cuối cùng, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải để ý đến. Trước ngày bảo vệ luận văn, bạn nên đến phòng bạn sẽ thuyết trình để thực hiện những bước kiểm tra kỹ lưỡng với các thiết bị như máy tính, máy chiếu, hệ thống loa, mic,…
1.2 Sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ
Sau buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ có hai công việc chính mà bạn cần phải làm:
- Bạn cần phải thực hiện một vài thao tác chỉnh sửa lần cuối nếu hội đồng ban giám khảo có bất yêu cầu chỉnh sửa nào đối với bài luận văn của bạn.
- Nộp 02 quyển luận văn kèm với 01 đĩa CD lưu trữ file luận văn đến bộ phận đào tạo sau đại học.
Lưu ý: Quy trình, hồ sơ và các loại giấy tờ sẽ thay đổi tuỳ theo yêu cầu của từng trường đại học.
2. Công tác chuẩn bị trong buổi bảo vệ
Công tác chuẩn bị cho buổi bảo vệ luận văn sẽ là phần quan trọng nhất. Vì vậy, bạn nên tới sớm khoảng 30-45 phút để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất. Sau đây sẽ là 5 điều mà bạn cần lưu ý để giúp cho buổi thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ của mình được diễn ra suông sẻ và thành công nhất.
2.1 Slide thuyết trình
Bạn nên chuẩn bị powerpoint thuyết trình không chứa quá 30 slide và quá nhiều hiệu ứng. Ngoài ra, bạn cần phải cho chạy thử slide trước lúc thuyết trình để đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗi nào xảy ra. Đặc biệt, bạn luôn phải nhớ thứ tự của các slide để phòng trường hợp ban giám khảo yêu cầu chiếu lại.
2.3 Bút trình chiếu
Đây là dụng cụ không thể thiếu trong lúc bạn thuyết trình. Thông thường các phòng thuyết trình sẽ có sẵn bút trình chiếu, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị riêng cho mình để tránh trường hợp bút gặp vấn đề. Bên cạnh đó, bạn cần phải kiểm tra pin và độ nhạy của bút trình chiếu trước khi bắt đầu. Cuối cùng, bạn nên chuẩn bị thêm bút laser để có thể chỉ những nội dung cần nhấn mạnh.
2.4 Bản cứng bài thuyết trình
Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết và nó thể hiện được rằng bạn thật sự quan tâm đến trải nghiệm theo dõi của người nghe. Do đó, bạn cần phải nắm bắt được số lượng và chuẩn bị đầy đủ bản cứng cho hội đồng ban giám khảo có mặt tại buổi thuyết trình. Tuy nhiên bạn nên chú ý đến chất lượng của bản in để đảm bảo rằng những biểu đồ, bảng biểu, ảnh minh họa đều rõ nét và dễ nhìn.
2.5 Bút, vở ghi nhận xét
Tất nhiên chỉ với một cái đầu bạn sẽ không thể dễ dàng nhớ tất cả những nhận xét và câu hỏi mà ban giám khảo đưa ra. Chính vì thế, nhằm thể hiện được sự kinh nghiệm, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ vở và bút để viết lại những thông tin quan trọng. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp bạn ghi chú lại những ý kiến cần thiết hỗ trợ bạn trong quá trình phản biện.
2.6 Máy thu âm ghi nhận xét
Cuối cùng, bên cạnh việc ghi chép, bạn cũng cần phải chuẩn bị một chiếc máy thu âm. Đây là cách sẽ giúp bạn đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ lời nhận xét nào của hội đồng ban giám khảo. Từ đó bạn có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết và khiến cho bài luận văn trở nên chỉn chu hơn.
3. Kinh nghiệm và cách thuyết trình luận văn thạc sĩ
Thông thường một mẫu bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ được tóm gọn trong khoảng thời gian là 60 phút và được chia thành 3 phần: 15 phút đầu, 15 phút kế tiếp và 30 phút còn lại. Cụ thể như sau:
3.1 Giới thiệu bản thân và đề tài
Đây là phần nằm ở trong 15 phút đầu tiên, vì vậy, bạn cần phải giới thiệu một cách thật ngắn gọn để tránh gây ảnh hưởng đến thời gian trình bày nội dung chính của đề tài.
Ngoài ra, phần giới thiệu được coi như là phần mở bài của buổi thuyết trình, do đó, bạn cần phải tạo được sự thu hút đến cho những người nghe đang có mặt tại buổi báo cáo và đồng thời bạn phải hoàn thành tốt việc dẫn dắt vào đề tài luận văn của mình. Một cách đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng chính lời giới thiệu mà bạn đã soạn trong luận văn để đi vào vấn đề chính một cách tự nhiên nhất.
3.2 Trong khi thuyết trình
Sau phần giới thiệu, khoảng thời gian còn lại trong 15 phút đầu tiên sẽ là lúc để bạn có thể trình bày toàn bộ những kiến thức mà bạn đã thu nhập được sau quá trình nghiên cứu đề tài. Vì thời gian sẽ không có quá nhiều nên bạn cần phải đưa ra những luận điểm, ví dụ chặt chẽ. Tốt nhất là nên dựa vào các ý mà bạn đã thống kê trên slide và đi thẳng vào trọng tâm để tránh việc nói lan man, đi xa khỏi đề tài. Tuy nhiên bạn hãy luôn nhớ là không được nhìn toàn bộ slide và đọc. Nếu muốn ghi điểm trong mắt ban giám khảo, bạn cần phải diễn giải theo sự hiểu biết của mình.
Một số kinh nghiệm trong cách thuyết trình luận văn thạc sĩ:
- Luôn tương tác thông qua ánh mắt với những người nghe đang có mặt trong phòng và tuyệt đối không nhìn xuống đất hay nhìn lên trần nhà.
- Khi nói nên sử dụng linh hoạt các từ nối, câu dẫn, câu chuyển để khiến cho lời văn trở nên mạch lạc và có sự logic hơn.
- Hãy thể hiện sự tự tin của mình thông qua ngôn ngữ cơ thể.
- Luôn giữ bình tĩnh ngay cả khi có bất kỳ tình huống ngoài ý muốn nào xảy ra.
Trọn gói dịch vụ luận văn tại Luận Văn Việt cũng bao gồm cả hướng dẫn thuyết trình và bảo vệ luận văn từ A đến Z. Là đơn vị tiên phong đi đầu, chúng tôi cam kết bảo mật thông tin, đảm bảo đúng hạn 100% và giá cả cạnh tranh thị trường!
3.3 Trả lời câu hỏi và phản biện
Trong 15 phút kế tiếp sẽ là khoảng thời gian để ban giám khảo đưa ra những nhận xét và đặt ra những câu hỏi cho đề tài của bạn. Tuy nhiên, bạn đừng nên nóng vội và hãy dành thời gian từ từ để suy nghĩ thật kỹ vì bạn sẽ có khoảng 30 phút cuối để chuẩn bị cho câu trả lời cũng như đưa ra những phản biện cần thiết để bảo vệ những luận điểm của mình.
3.3.1 10 câu hỏi “kinh điển” thường gặp trong bảo vệ luận văn thạc sĩ
Lưu ý: Dưới đây là một vài câu hỏi cơ bản mà đa số thầy cô có thể đặt ra cho bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng chúng như một nguồn tham khảo. Đồng thời, bạn cần phải hiểu rõ về đề tài mà mình đang làm và có sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà thầy cô đưa ra.
- Tính mới của đề tài luận văn này là gì?
- Tại sao bạn lại chọn đề tài này mà không phải đề tài nào khác?
- Bạn nghĩ luận văn của bạn sẽ có những đóng góp bổ ích gì?
- Bạn dựa trên cơ sở nào để tính số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài?
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã đủ chưa? Có rộng hay hẹp quá không?
- Làm sao để chứng minh được nghiên cứu của bạn đáng tin cậy?
- Phương pháp chọn mẫu của đề tài này là gì?
- Tính khả thi của giải pháp thể hiện đâu?
- Tại sao lại ứng dụng phương pháp nghiên cứu này?
- Bạn đã gặp những khó khăn gì trong quá trình nghiên cứu đề tài?
3.3.2 Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi
Có 6 điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình trả lời câu hỏi, bao gồm:
- Hãy lắng nghe kỹ và ghi chép lại những câu hỏi ra vở.
- Liệt kê những ý chính của câu trả lời để tránh trường hợp quên.
- Trình bày ngắn gọn và đúng trọng tâm.
- Cảm ơn người đặt câu hỏi trước khi trả lời.
- Ưu tiên trả lời những câu dễ để tránh mất thời gian.
- Luôn giữ được sự bình tĩnh ngay cả khi không biết câu trả lời và nhìn thẳng vào mắt thầy cô khi trả lời.
Cách thuyết trình cũng ảnh hưởng đến kết quả bài báo cáo. Cách dẫn dắt vấn đề, điểm nhấn vào ý chính,… Chính vì vậy, bài hướng dẫn báo cáo luận văn thạc sĩ là rất cần thiết. Xem ngay!
4. “6 tác phong” cần nhớ trong khi thuyết trình trước hội đồng
Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài luận văn, tác phong khi thuyết trình sẽ là yếu tố cuối cùng mà bạn cần phải chuẩn bị thật tốt để có thể ghi điểm trong mắt hội đồng ban giám khảo. Bài báo cáo của bạn sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp nếu bạn có một tác phong lôi thôi trước hàng chục hay thậm chí là hàng trăm người nghe. Vì vậy, bạn cần phải ghi nhớ 6 điều sau đây để có “màn trình diễn” ấn tượng nhất trong buổi bảo vệ luận văn của mình.
Trang phục
- Không nên bận những bộ đồ có màu sắc quá sặc sỡ hoặc trang điểm đậm vì nó có thể khiến người nghe mất tập trung. Đối với nam thì nên bận quần tây, áo sơ mi thắt cà vạt chỉnh tề. Trong khi đó đối với nữ thì nên bận áo dài hoặc những bộ đồ công sở nghiêm chỉnh.
Phong thái
- Luôn đứng thẳng lưng và mắt hướng về phía ban giám khảo để thể hiện được sự tự tin tuyệt đối. Tuy nhiên bạn nên chú ý và điều khiển cảm xúc của mình để tránh xảy ra những hành động vô duyên.
Di chuyển
- Không nên đứng quá lâu tại một chỗ và cũng không nên di chuyển qua lại quá nhiều vì nó sẽ thể hiện là bạn đang cảm thấy rất lo lắng. Do đó, bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để di chuyển qua lại nhẹ nhàng và kết hợp linh hoạt với những cử chỉ tay.
Trình bày nội dung phải khớp với slide đang trình chiếu
- Đây là một yếu tố rất quan trọng mà bạn cần phải để ý. Nếu slide không khớp với những nội dung mà bạn nói, bạn có thể nhận đánh giá không cao từ hội đồng giám khảo. Đó là lí do tại sao bạn cần phải luyện tập thuyết trình trước khi tiến hành bảo vệ luận văn.
Phát âm chuẩn
- Hãy tập nói chậm và rõ ràng. Bạn phải biết điều chỉnh cao độ sao cho hợp lý, không quá to cũng không quá nhỏ. Đồng thời bạn nên ngắt quãng và lên giọng đúng chỗ để giúp người nghe dễ dàng theo dõi được nội dung mà bạn muốn truyền tải.
Chào hỏi và cảm ơn
- Trước khi bắt đầu bài thuyết trình đừng quên chào hỏi và sau khi kết thúc bài thuyết trình đừng quên cảm ơn. Điều này chắc chắn sẽ giúp cho bạn có được một ấn tượng tốt đối với hội đồng ban giám khảo.
Luận Văn Việt đã chia sẻ toàn bộ cách thuyết trình luận văn thạc sĩ chi tiết từ A-Z giúp bạn đạt điểm giỏi trong kỳ bảo vệ. Nếu bạn cần hỗ trợ về dịch vụ viết luận văn chuyên nghiệp hãy liên hệ hotline: 0915 686 999. Ngoài ra bạn có thể gửi email qua luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn ngay nhé!
CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.